Vải thun gân là gì? Tìm hiểu đặc tính và ứng dụng của vải thun gân

Vải thun gân là gì? Tìm hiểu đặc tính và ứng dụng của vải thun gân Đăng ngày 08-06-2024

Vải thun gân, một cái tên lạ có thể nhiều người chưa bao giờ nghe đến nhưng đây là một loại vải phổ biến trong ngành dệt may và thời trang. Hãy cùng Bradina khám phá nguồn gốc, ưu nhược điểm và ứng dụng của vải thun gân trong cuộc sống qua bài viết dưới đây.

Vải thun gân là gì ?

Vải thun gân hay còn gọi là vải thun tăm, là một loại vải được dệt từ sợi thun với các gân dọc xen kẽ, tạo nên một bề mặt có độ co giãn và sự linh hoạt đặc trưng chạy dọc theo chiều dài của vải. Các họa tiết vải này tạo ra hiệu ứng thị giác và cảm giác tay đặc biệt. Để tạo ra được những họa tiết gân, nhà sản xuất sẽ sử dụng kỹ thuật sử dụng hai kim đan xen kẽ, tạo nên sự khác biệt về độ căng chùng giữa các mũi đan, từ đó hình thành các đường gân nổi và rãnh chìm độc đáo. Vải thun gân  thường được sản xuất từ các loại sợi tự nhiên như cotton, hoặc sợi tổng hợp như polyester, nhằm đảm bảo sự thoải mái và độ bền.

20240608_IgkpUxDO.png
Vải thun gân hay còn gọi là vải thun tăm

Lịch sử của vải thun gân

Vải thun gân hay còn được có tên tiếng anh là “ribbed knit fabric” có một lịch sử phát triển phong phú từ kỹ thuật dệt kim cổ điển và đã trải qua nhiều lần cải tiến trong nhiều thập kỷ để trở thành một loại vải phổ biến và đa dụng như ngày nay. Theo các nhà sử học, kỹ thuật dệt kim đã được sử dụng ở Ai Cập và các vùng Trung Đông từ hàng ngàn năm trước Công Nguyên. Cho đến năm 1589 tại Anh, William Lee đã phát minh ra máy dệt kim đầu tiên giúp tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm dệt kim. Các cải tiến kỹ thuật vào thế kỉ 19 về máy dệt kim góp phần cho sự ra đời sau này của vải thun gân. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ II, vải thun gân ra đời với mục đích tạo ra loại vải mềm mại, nhẹ nhàng, co giãn tốt cùng giá thành phải chăng để phục vụ cho nhu cầu quân sự đang ngày càng tăng. Vào năm 1952, Joseph Shipley và Francis Wholey chính thức được cấp bằng sáng chế về việc phát minh ra vải thun gân. Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong quân đội nhưng phải mãi đến 1970, vải thun gân mới được phổ biến và được nhiều người biết đến rộng rãi.

Ưu nhược điểm của vải thun gân

1. Ưu điểm của vải thun gân

Độ co dãn tốt: Nhờ vào kết cấu gân cùng chất liệu từ sợi tự nhiên và tổng hợp nên vải thun gân có khả năng co dãn tuyệt vời, giúp loại vải này có thể dễ dàng thích nghi với các dáng người, động tác và hoạt động của cơ thể mà không hạn chế sự di chuyển. Đồng thời khả năng co dãn còn giúp vải dễ dàng ôm sát cơ thể, thuận tiện cho nhiều hoạt động như thể thao mà không bị khó chịu khi mặc.

Đa dạng về kiểu dáng và ứng dụng: Vải thun gân có khả năng giữ form dáng tuyệt nên có thể kết hợp với nhiều kiểu dáng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người mua. Đồng thời, loại vải này có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại trang phục khác nhau, từ áo phông, áo len, váy đến đồ thể thao, giúp tạo ra sự linh hoạt và đa dạng cho người tiêu dùng.

Dễ chăm sóc và độ bền cao: Do kết cấu gân trên bề mặt nên vải thun gân không dễ dàng bị nhăn khi giặt hay trong quá trình sử dụng, tạo sự thuận lợi cho người dùng. Bên cạnh đó, vải thun gân còn rất bền, chịu mài mòn tốt, thích hợp cho trang phục hàng ngày và các hoạt động thể chất.

2. Nhược điểm của vải thun gân

Nhạy cảm với nhiệt độ: Đối với một số loại vải thun gân có chứa sợi spandex thì cần phải để ý đến nhiệt độ khi giặt và phơi vì vải có thể bị hư hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Dễ bị nhăn và co rút: Vải thun gân khi không được bảo quản đúng cách sẽ bị nhăn và co rút trong quá trình giặt và phơi khô. Để tránh tình trạng này xảy ra, người tiêu dùng cần phải đọc kỹ hướng dẫn giặt là của nhà sản xuất.

Các loại vải thun gân trên thị trường

Vải thun gân được phân ra nhiều loại khác nhau trên thị trường dựa trên loại sợi được sử dụng. Thông thường, vải thun gân thường được làm từ cotton, polyester, nylon và spandex. Mỗi loại sợi sẽ có những đặc tính riêng ảnh hưởng tới chất lượng và mục đích của sản phẩm. Dưới đây là một số loại vải thun gân phổ biến.

20240608_7ae566Ih.png
Các loại vải thun gân trên thị trường

1. Vải thun gân cotton

Cotton là một trong những sợi tự nhiên phổ biến nhất trên thế giới. Nhờ độ co giãn tốt, mềm mại và thoáng khí của cotton nên loại vải thun gân này vô cùng thoáng khí, hút ẩm tốt, tạo cảm giác mềm mại và thân thiện với da. Vải thun gân cotton được sử dụng phổ biến để làm áo phông, áo len, đồ lót, trang phục trẻ em, và trang phục hàng ngày.

2. Vải thun gân polyester

Do được làm từ sợi polyester nên vải thun gân polyester có độ bền cao, không bị nhăn như các loại vải thun gân khác nên vô cùng tiện lợi và dễ dàng bảo quản. Vải thun gân polyester được sử dụng phổ biến để làm trang phục thể thao, áo phông, đồ lót, và các sản phẩm cần độ bền cao.

3. Vải thun gân CVC

Nếu có sự kết hợp giữa cotton và polyester để tổng hợp tất cả được các ưu điểm của chúng thì vải thun gân CVC là kết quả. Bên cạnh độ co giãn và chống mài mòn tốt, vải thun gân CVC còn tạo cảm giác thông thoáng, không bị nhăn.

4. Vải thun gân lạnh

Loại vải này được từ các sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp sợi có khả năng làm mát cùng thiết kế đặc biệt để mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái khi mặc. Vải thun lạnh thường sử dụng polyester, nylon, hoặc spandex có khả năng thoát ẩm tốt và làm mát và cotton hoặc viscose để tăng cường độ thoải mái và thoáng khí. Nhờ vào khả năng làm mát cùng độ bền cao nên vải thun này thường được dùng làm trang phục thể thao, đồ lót, đồ ngủ và quần áo thường ngày.

Ứng dụng của vải thun gân trong thời trang

Do có khả năng thoáng khí tốt cùng độ bền và co giãn tốt nên vải thun gân được sử dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt trong thời trang.

20240608_hTGIWS4b.png
Ứng dụng của vải thun gân trong thời trang

Trang phục hàng ngày: Vải thun gân thường được sử dụng để may áo phông, áo len, váy hoặc quần nhờ nhờ độ co giãn và cảm giác thoải mái khi mặc.

Trang phục thể thao: Vải thun gân thường có độ ôm sát, co giãn tốt, thoát mồ hôi nhanh chóng và thoáng khí, tạo sự thoải mái khi vận động nên được sử dụng nhiều cho quần áo thể thao hoặc tập gym.

Phụ kiện thời trang: Do có sự co giãn cùng như cảm giác mềm mại khi chạm vào, tạo sự thoải mái cho người mặc nên vải thun gân cũng được sử dụng làm các phụ kiện như mũ, khăn quàng cổ hoặc găng tay.

Cách bảo quản vải thun gân mà các nàng cần biết

Giống như nhiều loại vải khác, nhiều chuyên gia khuyên nên giặt tay các sản phẩm làm từ vải thun gân để đảm bảo độ bền, tránh phai màu và đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Dưới đây là một số lưu ý về cách bảo quản vải thun gân

  • Sử dụng nước ở nhiệt độ thích hợp, tránh quá nóng hay quá lạnh trong quá trình giặt để tránh sợi vải bị kéo giãn hoặc hư hỏng.
  • Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng cũng như ngâm vải quá lâu trong nước giặt để tránh sợi vải bị phai màu, co giãn và giảm chất lượng.
  • Trong trường hợp giặt tay, không nên vắt vải quá mạnh để tránh làm biến dạng sợi vải hoặc bị co rút không thể hồi phục.
  • Khi phơi nên lựa chọn nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp sẽ làm vải bị mất màu và sơ vải.
  • Nếu bắt buộc phải ủi hay là vải thun gân nên sử dụng nhiệt độ thấp hoặc trung bình để tránh làm hỏng sợi vải và nên đặt một miếng vải mỏng lên trên để bảo vệ.
  • Trong trường hợp vải thun gân bị bẩn thì các nàng nên giặt ngay để tránh vết bẩn  bám sâu và khó giặt sạch.

Hướng dẫn phân biệt vải thun gân chất lượng

Vải thun gân là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất nên các nàng rất dễ dàng tìm mua các sản phẩm làm từ loại vải này. Nhưng làm sao để phân biệt đâu là sản phẩm chất lượng. Hãy cùng Bradina tìm hiểu dưới đây nhé

  • Kiểm tra độ co giãn: Vải thun gân chất lượng cao thường có độ co giãn tốt theo cả hai chiều ngang và dọc. Các nàng có thể kéo vải nhẹ nhàng và thả ra, vải chất lượng cao sẽ trở lại hình dạng ban đầu nhanh chóng mà không bị biến dạng một cách nhanh chóng.
  • Kiểm tra độ dày: Vải thun gân thường có độ dày vừa vải, không quá dày hay quá mỏng nhắm giúp giữ ấm và độ thoáng khí vừa phải. Các nàng có thể kiểm tra bằng cách xem độ dày của vải có đồng đều ở tất cả các vị trí trên trang phục không, vải kém chất lượng thường sẽ có độ dày không đều, gây cảm giác không thoải mái khi mặc.
  • Kiểm tra đường may và họa tiết: Khi mua, các nàng cũng nên chú ý đến các đường may  xem có chắc chắn và đều đặn không cũng như họa tiết trên vải có màu sắc đồng đều hoặc sắc nét không. Nếu đường may không chắc chắn và họa tiết bị nhòe và không rõ ràng, có thể đó là dấu hiệu của vải thun gân kém chất lượng.
  • Kiểm tra cảm giác khi sờ: Vải thun gân chất lượng thường mềm mại và mịn màng khi sờ vào, không gây cảm giác thô ráp hay khó chịu cho da.

Tóm lại, vải nỉ là một chất liệu quan trọng trong ngành công nghiệp thời trang, mang lại sự ấm áp, thoải mái và phong cách đa dạng cho người mặc. Hy vọng qua bài viết dưới đây, Bradina đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vải thun gân. Đừng quên theo dõi Bradina để cập nhập thông tin mới nhất về xu hướng thời trang nhé.

Bradina – Đồ lót nữ chất lượng hàng ngày

=> Xem thêm

Vải thun lạnh là gì? Những đặc tính của vải thun lạnh

Vải sợi thiên nhiên là gì? Tất tần tật thông tin về vải sợi thiên nhiên

Vải Polyester là gì? Tìm hiểu tất tần tật về vải Polyester

 

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading