Vải sợi thiên nhiên là gì? Tất tần tật thông tin về vải sợi thiên nhiên
Đăng ngày 06-06-2024Hiện nay, xu hướng bảo vệ môi trường ngày càng được quan tâm, đặc biệt trong ngành công nghiệp, một trong số những vật liệu thân thiện với môi trường được nhắc đến nhiều nhất là vải sợi thiên nhiên. Trong bài viết này, Bradina sẽ khám phá những lợi ích và tính linh hoạt của vải sợi thiên nhiên.
Vải sợi thiên nhiên là gì ?
Vải sợi thiên nhiên có thể hiểu là loại vải có thành phần thực vật, động vật hoặc quá trình địa chất, thay vì được sản xuất nhân tạo thông qua tổng hợp hóa học. Sự đa dạng trong nguồn gốc nguyên liệu của vải sợi tự nhiên góp phần tạo ra nhiều đặc tính khác nhau của từng loại vải sợi thiên nhiên như vải len, vải tre…
Đặc tính của vải sợi thiên nhiên
Tuy có nhiều loại vải sợi thiên nhiên khác nhau nhưng đều có chung những đặc tính làm nổi bật loại vải này.
- Độ bền cao: Vải tự nhiên thường rất bền và chắc nên được sử dụng làm dây thừng và thảm. Một số loại vải thường xuyên được sử dụng là vải cây gai dầu, vải cây đay…
- Tạo cảm giác thoải mái và tự nhiên: Các loại vải như cotton, len hay lựa nổi tiếng về việc tạo cảm giác mềm mại, thoải mái khi chạm vào. Do đó, chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang khi giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, ngăn ngừa tình trạng quá nóng tạo cảm giác thoải mái và mát mẻ khi mặc.
- Thân thiện với môi trường: Vải sợi thiên nhiên có khả năng phân hủy sinh học và hoàn toàn an toàn với môi trường. Vì được làm hoàn toàn từ các nguồn tài nguyên tái tạo như thực vật và động vật nên loại vải này ngày càng được ưa chuộng.
- Khả năng ứng dụng trong cuộc sống cao: Loại vải này có thể được sử dụng trong nhiều mặt của đời sống, từ quần áo và dệt may đến vật liệu xây dựng và sản xuất giấy.
Tầm quan trọng của vải sợi thiên nhiên
Vải sợi thiên nhiên có thể là một trong những loại vải xuất hiện sớm nhất nên đóng một vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp.
- Tính bền vững cao: Đứng trước việc trái đất đang ngày càng ô nhiễm dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu, vải sợi thiên nhiên là giải pháp hoàn hảo và là lựa chọn thay thế các vật liệu có hại khác. Do được làm hoàn toàn từ các nguyên liệu tự nhiên nên loại vải này có thể tái tạo, phân hủy sinh học và thường có lượng khí thải carbon thấp hơn so với vật liệu tổng hợp.
- An toàn và Lành mạnh cho Người sử dụng: Trong quá trình sản xuất vải sợi thiên nhiên không hề tiếp xúc với hóa chất tổng hợp nên vô cùng an toàn với những người có làn da nhạy cảm hay dị ứng.
- Chất lượng và độ bền cao: Nhiều loại vải sợi tự nhiên như len và lanh có độ bền cao và có thể duy trì chất lượng tốt qua nhiều năm sử dụng.
Lịch sử của vải sợi thiên nhiên
Kể từ thời tiền sử, vải sợi tự nhiên đã được con người sử dụng trong hàng nghìn năm khi con người lần đầu tiên phát hiện ra công dụng của sợi thực vật và động vật cho nhiều mục đích khác nhau. Theo nhiều nhà khảo cổ học, ở Thụy Sĩ vào năm 8000 trước Công nguyên đã có dấu hiệu trồng lanh và dệt vải lanh thành vải. Đến năm 3000 đến 2000 trước Công nguyên, việc sử dụng loại vải này đã phát triển mạnh và nghề dệt bông đã được phát triển ở Ấn Độ và Pakistan. Cùng với sự phát triển của nhân loại và các tiến bộ công nghệ, con người đã khám phá ra các loại sợi tự nhiên mới và phát triển các kỹ thuật để sử dụng chúng cho nhiều ứng dụng khác nhau. Ví dụ như người Hy Lạp và La Mã đã sử dụng len để làm quần áo và chăn hay các nhà thám hiểm châu u đã mang về những loại sợi tự nhiên mới, như đay và sisal.
Bắt đầu từ những năm 1970, sự xuất hiện của máy kéo sợi, dệt vải… đã dẫn đến sự thay đổi to lớn trong ngành công nghiệp vải. Máy tỉa hạt bông được Eli Whitney phát minh vào năm 1793 đã giúp quá trình thu hoạch bông trở thành nhanh chóng và phổ biến ra khắp thế giới. Trong những thập kỷ gần đây, ngành dệt may lại được cách mạng hóa nhờ nhiều phát triển công nghệ, bao gồm cả việc tạo ra sợi tổng hợp và phát triển các loại sợi tự nhiên khác.
Các loại vải sợi thiên nhiên
Nhiều người khi nghe đến vải sợi thiên nhiên thì liên tưởng đến vải bông ngay lập tức. Tuy nhiên, vải thiên nhiên được phân ra 2 loại chính là vải sợi có nguồn gốc từ thực vật và động vật.
1. Vải sợi thiên nhiên từ động vật
Đúng như tên gọi, loại vải này có nguồn gốc từ động vật, thường là lông của chúng. Loại vải thiên nhiên này thường được sử dụng trong ngành dệt may và cho các ứng dụng khác như cách nhiệt và nhồi bông. Dưới đây là một số loại sợi làm từ động vật phổ biến nhất.
1.1. Vải sợi len
Nguồn gốc: lông cừu
Đặc điểm chính: Giữ ấm tốt, độ co giãn cao và có tính đàn hồi tự nhiên, kháng khuẩn và chống mùi một cách hiệu quả.
Cách nhận biết: Khi cầm thấy thô, ráp tay, kéo đứt sợi có độ kéo dãn lớn. Khi cháy, sợi len có mùi như tóc cháy, tạo ra tro xám.
Công dụng: Sợi len được ứng dụng phổ biến nhiều nhất trong ngành công nghiệp thời trang như sản xuất áo len, áo khoác, khăn quàng cổ, găng tay, mũ và tất hoặc trong ngành sản xuất nội thất như thảm và chăn.
1.2. Vải sợi tơ tằm hay còn gọi là lụa
Nguồn gốc: Sợi tơ do con tằm sản xuất.
Đặc điểm: Loại vải này có khả năng giữ nhiệt tốt, nhẹ và bền, ít nhăn, hút nước tốt, có độ bóng tự nhiên và rất thoáng khí.
Cách nhận biết: Khi cầm có cảm giác mát, mềm mịn, vải có độ bóng. Khi đốt, sợi tơ tằm có mùi như tóc cháy, tạo ra tro mịn và màu đen.
Công dụng: Lụa được sử dụng để làm trang phục cao cấp như váy dạ hội, áo sơ mi, khăn quàng, đồ lót.
1.3. Vải sợi Mohair
Nguồn gốc: Lông dê Angora.
Đặc điểm: Loại vải này có khi cầm có cảm giác mềm mại, bóng đẹp và có khả năng giữ nhiệt tốt.
Cách nhận biết: Khi cầm có cảm giác mát, mềm mịn, vải có độ bóng. Khi đốt, sợi tơ tằm có mùi như tóc cháy, tạo ra tro mịn và màu đen.
Công dụng: Lụa được sử dụng để làm áo len, áo khoác, khăn quàng cổ, sản phẩm dệt kim cao cấp.
1.4. Vải sợi Cashmere
Nguồn gốc: Lông dê Cashmere.
Đặc điểm: Loại vải này không có khả năng cách nhiệt nhưng lại có sự mềm mại hơn hẳn các loại vải khác, chỉ cần lượt nhẹ trên tay là có thể cảm nhận được sự mềm mại.
Cách nhận biết: Khi cầm có cảm giác mát, mềm mịn, vải có độ bóng. Khi đốt, sợi tơ tằm có mùi như tóc cháy, tạo ra tro mịn và màu đen.
Công dụng: Vải cashmere được sử dụng trong nhiều ứng dụng sản phẩm khác nhau. Loại vải này rất nhẹ và tương đối mỏng nên nó không được sử dụng phổ biến để mặc ngoài trời hoặc các loại quần áo nặng mà chủ yếu làm thành áo lót hoặc đồ lót.
1.5. Vải sợi Alpaca
Nguồn gốc: Lông alpaca (một loài động vật thuộc họ lạc đà ở Nam Mỹ)..
Đặc điểm: Loại vải này không có độ xốp, nếp gấp tự nhiên nên sẽ có hình dạng lượn sóng khi dệt. Đồng thời vải Alpace có khả năng cách nhiệt, có khả năng chịu nước cao, khó bắt lửa.
Cách nhận biết: Khi chạm vào sẽ có cảm giác ẩm ướt, mềm và mịn ở cả hai mặt và có độ sáng tự nhiên nhưng độ tỏa sáng kém hơn so với các sản phẩm tổng hợp.
Công dụng: Giống như các loại len khác, vải sợi alpaca thường được sử dụng trong để giữ nhiệt như áo len, găng tay, thảm hoặc các đồ trang trí.
1.6. Vải sợi Angora
Nguồn gốc: Lông thỏ Angora.
Đặc điểm: Loại len này có độ mịn ấn tượng và vì lõi lông thỏ Angora rỗng nên vải Angora có khả năng giữ nhiệt tốt hơn hầu hết các loại len. Đồng thời loại vải này không gây dị ứng cho con người.
Cách nhận biết: Khi chạm vào sẽ có cảm giác mềm mịn như bông, tạo cảm giác bồng bềnh.
Công dụng: Loại vải này cũng được sử dụng để làm áo khoác vest, khăn quàng cổ, găng tay và nhiều mặt hàng may mặc khác.
2. Vải sợi thiên nhiên từ thực vật
Đây là là loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ thực vật. Dưới đây là một số loại sợi thực vật phổ biến nhất.
2.1. Vải sợi bông (cotton)
Nguồn gốc: Xơ bông từ quả bông.
Đặc điểm: Loại len này có sự mềm mại, tạo cảm giác thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, dễ nhuộm màu và vệ sinh nhanh chóng.
Cách nhận biết: Khi chạm vào sẽ có cảm giác mềm mịn và khi giặt sẽ dễ bị nhăn.
Công dụng: Loại vải này cũng được sử dụng để sản xuất áo, quần, váy, đồ lót, khăn tắm, và ga trải giường hoặc làm các sản phẩm vệ sinh cá nhân như băng gạc và tã.
2.2. Vải sợi lanh (Linen)
Nguồn gốc: Sợi từ cây lanh..
Đặc điểm: Loại len này có độ bền cao, thấm hút tốt, mát mẻ khi mặc trong thời tiết nóng,
Cách nhận biết: Vải có bề mặt hơi thô và dễ nhăn. Khi đốt, sợi lanh cháy nhanh và có mùi như giấy cháy, tạo ra tro mịn. Loại vải này thường có màu be hoặc xám nhẹ.
Công dụng: Loại vải này cũng được sử dụng để sản xuất áo sơ mi, quần, váy, khăn trải bàn, và ga trải giường hoặc làm rèm cửa và các sản phẩm nội thất.
2.3. Vải sợi Gai Dầu (Hemp)
Nguồn gốc: Sợi từ cây gai dầu.
Đặc điểm: Loại len này có độ bền cao, chịu được sự mài mòn và kéo dãn tốt. Đồng thời có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp ngăn ngừa mùi hôi và sự phát triển của vi khuẩn và khả năng chống tia UV giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.
Cách nhận biết: Sợi gai dầu thường có cảm giác thô ráp hơn so với cotton. Sau một thời gian sử dụng và qua nhiều lần giặt, sợi gai dầu sẽ trở nên mềm mại hơn. Loại vải này thường có màu nâu nhạt hoặc xám tự nhiên. Có thể được nhuộm màu nhưng thường không sáng và bóng như sợi tổng hợp.
Công dụng: Loại vải này cũng được sử dụng để sản xuất áo sơ mi, quần, váy, khăn trải bàn, và ga trải giường hoặc làm rèm cửa và các sản phẩm nội thất.
Ưu nhược điểm của vải sợi thiên nhiên
Vải sợi thiên nhiên có vài ưu điểm và nhược điểm dưới đây.
1. Ưu điểm của vải sợi thiên nhiên
Thân thiện với môi trường: Sợi thiên nhiên có thể tái tạo và phân hủy sinh học, giúp giảm thiểu tác động đến môi trường khi bị vứt bỏ khiến chúng trở thành lựa chọn bền vững so với sợi tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dầu không tái tạo và không dễ phân hủy sinh học.
Độ bền cao: Hầu hết các sợi thiên nhiên đều rất bền, chịu được sự mài mòn và kéo dãn tốt, khiến chúng phù hợp để sử dụng trong nhiều ứng dụng dệt may, chẳng hạn như quần áo, vải bọc và thảm.
Thoải Mái và Dễ Chịu: Sợi thiên nhiên thường mềm hơn và dễ chịu hơn với da so với sợi tổng hợp. Đồng thời loại vải này còn có khả năng điều hòa nhiệt độ tốt, giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tạo cảm giác dễ chịu và thoải mái cho người dùng.
2. Nhược điểm của vải sợi thiên nhiên
Giá Thành Cao: Sợi thiên nhiên thường có giá thành sản xuất cao do quá trình trồng trọt, thu hoạch và sản xuất sợi thiên nhiên thường tốn kém hơn so với sợi tổng hợp.
Dễ bị co và nhàu: Đối với một số loại vải thiên nhiên như cotton, và lanh dễ nhăn, cần được ủi thẳng sau khi giặt để giữ đúng hình dáng ban đầu.
Quá trình vệ sinh và bảo quản phức tạp: Do được làm từ nguyên liệu tự nhiên nên sợi thiên nhiên rất nhạy cảm với nước và hóa chất nên loại vải cần được giặt cẩn thận để tránh co rút và hỏng hóc.
Ứng dụng của vải sợi thiên nhiên trên thị trường
Vải sợi thiên nhiên đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và tham gia vào rất nhiều ngành công nghiệp.
- Thời trang: Do tính mềm mại, thoáng khí và độ bền của các loại sợi tự nhiên như cotton, lụa, len và lanh, thường được sử dụng trong sản xuất quần áo. Từ trang phục cho trẻ em, đồng phục áo thun gia đình, đồng phục công ty cho đến trang phục thường ngày và dự tiệc đều có thể sử dụng loại vải này.
- Chăn ga gối đệm: Vải sợi thiên nhiên được đánh giá cao vì độ mềm và độ bền mang lại cho người sử dụng. Vì vậy, loại vải này thường được sử dụng trong sản xuất hàng dệt gia dụng như khăn tắm, ga trải giường và rèm cửa.
- Nội thất và phụ kiện: Các loại vải như đay, gai dầu… thường được dùng để làm thảm và các vật dụng trang trí nhà khác do có độ bền cao, khả năng kháng khuẩn hay tia UV.
Vải sợi thiên nhiên là một lựa chọn thay thế bền vững cho sợi tổng hợp. Từ khả năng phân hủy sinh học đến lượng khí thải carbon thấp, sợi tự nhiên mang đến một lựa chọn bền vững và thân thiện với môi trường cho nhiều ứng dụng. Bradina hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho bạn những hiểu biết quý giá về khám phá sợi tự nhiên. Nếu bạn muốn biết thêm thông tin, hãy theo dõi Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày để được cập nhập sớm nhất nhé.
=> Xem thêm
Vải nỉ là gì? Khám phá những thông tin thú vị về vải nỉ