Vải CVC là gì? Tìm hiểu tất tần tật thông tin về vải CVC

Vải CVC là gì? Tìm hiểu tất tần tật thông tin về vải CVC Đăng ngày 16-06-2024

Vải CVC là một chất liệu phổ biến quen thuộc trên thị trường may mặc ngày nay. Bởi thừa hưởng nhiều ưu điểm vượt trội từ cả sợi cotton và polyester. Vậy CVC là gì? Có ưu điểm & hạn chế gì? Cùng Bradina tìm hiểu rõ nét hơn về loại vải này trong bài viết sau nhé. 

Hiểu đúng vải CVC là gì? 

Vải CVC (Chief Value of Cotton - Xơ bông giá trị cao) là một chất liệu gồm 2 thành phần chủ yếu là cotton và polyester. Trong đó, cotton - sợi bông tự nhiên - sẽ chiếm tỷ lệ lớn hơn 50%. 

Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và bền bỉ. Do vậy thường được ứng dụng để sản xuất các sản phẩm thời trang. 

20240617_wSmPtDrC.png
Tìm hiểu sơ lược về vải CVC

Ưu điểm và hạn chế của vải CVC

Vải CVC có ưu điểm, hạn chế gì? Cùng phân tích ngay nhé. 

Ưu điểm vượt trội của chất CVC

  • Mềm mại, co giãn & thấm hút tốt: Tỷ lệ sợi cotton tự nhiên trong vải CVC khá cao, bởi vậy, chất liệu rất mềm mại và co giãn, thấm hút mồ hôi tốt. Khi mặc có cảm giác thoải mái và dễ chịu. 
  • Độ bền tốt: Bởi sự góp mặt của các sợi nhân tạo polyester nên vải CVC bền bỉ, giữ form dáng tốt trong thời gian dài. 
  • Ít bị nhăn và co rút: Sợi polyester giúp loại vải này có khả năng chống co rút cực tốt và ít nhăn hơn so với các chất liệu khác trên thị trường.  
  • Khả năng kháng khuẩn: Vải CVC có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, nấm mốc nguy hiểm và bụi bẩn. 
  • Đa dạng thiết kế, hoa văn: Loại vải này rất dễ dệt cũng như in ấn nên luôn có thể tạo ra các sản phẩm đa dạng hoa văn, hoạ tiết hay các màu sắc phong phú. 
  • Bền màu & an toàn với làn da: Vải CVC thường được nhuộm bằng thuốc hoạt tính nên khá an toàn cho da và thân thiện với môi trường. Hơn thế, màu sắc đã nhuộm cũng rất bền, sử dụng được trong thời gian dài. 
  • Giá thành rẻ: So với các chất liệu có đặc tính tương tự, CVC thường có giá thành cạnh tranh hơn.  
20240617_K8QD744i.png
Ưu điểm vượt trội của CVC

Hạn chế cần lưu ý khi sử dụng vải CVC

  • Bề mặt bị xù lông nếu sử dụng trong thời gian dài: Vải CVC có sợi bông cotton chiếm đến hơn 50% nên sẽ bị xù lông nhẹ, bám lên bề mặt vải gây mất thẩm mỹ. 
  • Có những lỗ nhỏ trên bề mặt: Vải được dệt với mật độ thấp nên rất dễ xuất hiện lỗ nhỏ trong quá trình sử dụng. 
  • Phơi lâu khô hơn: Chất liệu tương đối dày và nặng so với loại vải thông thường khác. Điều này sẽ khiến cho công việc làm sạch và làm vải khô mất thời gian hơn. 

Một số loại vải CVC nổi bật trên thị trường

Dựa vào tỷ lệ phần trăm của cotton và polyester trong chất vải mà người ta chia CVC thành 2 loại chính:

  • Vải CVC 60/40: Với tỷ lệ 60% sợi cotton và 40% sợi polyester. Được tạo ra bằng cách áp dụng kiểu dệt vân điểm 1/1, chéo 2/1 hoặc chéo 2/2. Mật độ dệt khoảng 26 -110 sợi cho chiều ngang và 40 - 150 cho chiều dọc.  
  • Vải CVC 65/35: Tỷ lệ 65% sợi bông cotton và 35% sợi polyester. Do tỷ lệ sợi bông cotton cao nên CVC 65/35 có nhiều đặc điểm tương tự với cotton 100% và gần như là một lựa chọn hoàn hảo để thay thế. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất tin tưởng và lựa chọn CVC 65/35 vì các ưu điểm nổi trội và giá thành hợp lý. 

Ứng dụng của vải CVC trong đời sống

Với nhiều ưu điểm nổi bật nên vải CVC rất được ưa chuộng và được ứng dụng nhiều trong sản xuất thời trang, vật dụng: 

Với ngành công nghiệp may mặc

Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật ứng dụng vải CVC:

  • Đồng phục: Các nhà máy sản xuất đồng phục thường dùng chất liệu này để may áo thun đồng phục cho công ty, khách sạn, quán ăn, nhân viên văn phòng,... Các sản phẩm từ vải CVC đáp ứng tốt các tiêu chí lựa chọn đồng phục: độ bền bỉ, dễ làm sạch và bảo quản, ít nhăn nhúm, giá cả phải chăng. 
  • Trang phục hàng ngày: Các thiết kế được may từ CVC thường có kiểu dáng trẻ trung và thoải mái phù hợp với hoạt động thường ngày. Một số sản phẩm nổi bật: áo thun, áo sơ mi, váy, đầm,...
  • Các trang phục thể thao: Chất CVC có khả năng co giãn đa chiều, thấm hút mồ hôi tốt, rất phù hợp mặc khi vận động.  
20240617_K9owLY2Y.png
CVC được ứng dụng làm đồng phục, trang phục hàng ngày, đồ thể thao 

Với ngành sản xuất vật dụng  

Các vật dụng có mặc vải CVC thường thấy trong gia đình có thể kể đến: Ga, chăn, vỏ gối, các loại khăn lau, rèm cửa,... 

Kinh nghiệm nhận biết vải CVC chất lượng tốt 

Vải CVC sở hữu những đặc điểm và tính chất khác biệt so với các chất liệu khác. Do vậy, bạn dễ dàng nhận biết được thông qua các phương pháp sau:

  • Dùng lửa: Vải CVC gặp lửa sẽ cháy nhanh, có mùi nhựa và tro sẽ vón thành cục nhỏ. 
  • Dùng nước: CVC có khả năng thấm nước nhanh, chỉ cần nhúng vào nước là sẽ nhận biết được thật giả. 
  • Vò vải: Dùng tay vò kỹ, nếu nhận thấy vải ít bị nhăn, nhàu thì khả năng cao là chất CVC. 
20240617_yyzyw3Kq.png
Bật mí kinh nghiệm nhận biết vải CVC  

Cách bảo quản vải sợi CVC luôn bền đẹp như mới 

Để giúp vải CVC có tuổi thọ lâu hơn, bền đẹp hơn, người sử dụng cần lưu ý một số điều sau: 

  • Giặt bằng nước lạnh, phân loại quần áo theo màu sắc để tránh phai màu. 
  • Sử dụng chất tẩy nhẹ, không ngâm quần áo lâu trong xà phòng. 
  • Giặt và phơi ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng trực tiếp chiếu vào vải. 
  • Nếu ủi vải CVC, chỉ nên để bàn ủi ở nhiệt độ vừa phải, là mặt trái để tránh làm hỏng sợi. 
  • Bảo quản các sản phẩm từ CVC ở nơi thoáng mát, treo trên móc hoặc gấp gọn để giữ form dáng. 

Lời kết

Bài viết trên là tổng hợp những thông tin cơ bản về vải CVC. Hy vọng rằng những chia sẻ này đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này cũng như các sản phẩm được may từ CVC. Qua đó, dễ dàng lựa chọn cho mình những thiết kế phù hợp với bản thân. 

Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng

Xem thêm 

Vải Xô Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Vải Xô

Vải nylon là gì? Tìm hiểu thông tin từ A - Z về nylon

Vải bông là gì? Tìm hiểu tất tần tật về vải bông

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading