Vải nỉ là gì? Khám phá những thông tin thú vị về vải nỉ
Đăng ngày 05-06-2024Vải nỉ là chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc nhờ khả năng giữ ấm tốt, đặc biệt vào mùa đông. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại vải cùng những lợi ích mà nó đem lại. Qua bài viết dưới đây, Bradina sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích về vải nỉ cho các nàng.
Vải nỉ là gì ?
Vải nỉ hay còn gọi là “Polar Fleece” là một loại vải không dệt thay vào đó được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp ép sợi thành một lớp mỏng. Trong giai đoạn này, vải nỉ là sự kết hợp giữa vải và len được áp dụng nhiều kỹ thuật khác để tạo thành một mảnh vải chắc chắn. Vải nỉ thường được làm từ chất liệu len hoặc acrylic để cho ra loại vải có chất lượng cao. Len có thể dễ dàng được làm mờ, điều này có thể tạo ra một loại vải mờ lý tưởng, trong khi việc thêm sợi tổng hợp có thể làm tăng độ bền của nỉ. Vải nỉ có đặc tính chính bao gồm giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao, dễ dàng tạo kiểu và mềm mại. Do đó, loại vải này được rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp thời trang.
Lịch sử của vải nỉ
Theo các nhà sử học, vải nỉ được cho là loại vải lâu đời nhất thế giới khi xuất hiện từ năm 6500 trước Công nguyên. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng về nguồn gốc của loại vải này nhưng các nhà khảo cổ học cho rằng vải nỉ có nguồn gốc từ Châu Á, nơi có bằng chứng về việc sản xuất nỉ ở Siberia và Bắc Mông Cổ. Dưới đây là một số công dụng của vải nỉ ở một số nền văn hóa khác nhau.
- Người dân ở vùng Tây Tạng sử dụng nỉ vô cùng phổ biến do đặc tính giữ nhiệt từ thời xa xưa. Bằng chứng là một số hình ảnh các vị thánh của Tây Tạng như Đức Đạt Lai Lạt Ma đội những chiếc mũ phớt truyền thống bằng nỉ.
- Nền văn hóa xưa ở Ấn Độ sử dụng nỉ để làm chăn và yên ngựa.
- Người Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cổ đại thường làm thảm trải sàn bằng nỉ.
- Người Mông Cổ cổ đại sử dụng vải nỉ trong việc xây dựng những ngôi nhà hình tròn được gọi là yurts.
Vào đầu thế kỷ 16, ở khu vực miền nam Canada và vùng Great Lakes ở Hoa Kỳ xuất hiện những chiếc mũ nỉ làm bằng lông hải ly trở nên phổ biến khắp khu vực Bắc Mỹ. Đến đầu thế kỉ 20, các nhà máy đã thay thế len tự nhiên bằng vải acrylic.
Các loại vải nỉ trên thị trường hiện nay
Để đáp ứng các yêu cầu của thị trường, các nhà máy sản xuất đã cho ra nhiều loại vải nỉ có nguồn gốc từ các loại vải khác nhau. Dưới đây là một số loại vải nỉ có trên thị trường giúp người tiêu dùng quen thuộc hơn.
1. Vải nỉ len
Đây là một trong những loại nỉ xuất hiện sớm nhất và phổ biến nhất. Nguyên liệu chính của loại vải này là len từ cừu hoặc các động vật lấy len khác. Vải nỉ lên bên cạnh các đặc tính của nỉ còn có khả năng chống cháy hiệu quả. Tuy nhiên loại nỉ này sẽ có giá thành đắt hơn so với các loại vải nỉ khác.
2. Vải nỉ lông
Tương tự như vải nỉ lên nhưng thay vì sử dụng len thì những người thợ sẽ sử dụng da của các loại động vật, chủ yếu là da hải ly hoặc của các loài động vật khác. Quá trình sản xuất vải nỉ lông bắt đầu bằng việc thu hoạch lông, sau đó lông được làm sạch và chuẩn bị để nỉ hóa. Lông được ép và nén dưới áp lực và nhiệt độ cao để tạo ra một tấm nỉ dày, mềm và mịn màng. Do có nguồn gốc tự nhiên nên giá thành của loại nỉ này tương đối cao và cần bảo quản một cách cẩn thận.
3. Vải nỉ Acrylic
Acrylic là vật liệu thay thế cho len và lông thú giúp giảm giá thành sản phẩm và giúp nỉ trở lên phổ biến trên toàn thế giới. Vải nỉ acrylic rất rẻ, dễ tìm và thường được bán ở dạng hình vuông cắt sẵn. Sợi acrylic được sản xuất từ polyacrylonitrile, một loại polymer tổng hợp, thông qua quá trình hóa học. Vải nỉ acrylic được sản xuất bằng cách ép và nén các sợi acrylic dưới áp lực và nhiệt độ cao, tạo ra một loại vải dày, mềm và ấm. Tuy nhiên, không giống với các loại nỉ tự nhiên, nỉ Acrylic rất dễ cháy, không dẻo, độ bền không cao và gây khó chịu khi tiếp xúc với da, đặc biệt đối với những làn da nhạy cảm có thể gây kích ứng. Đồng thời loại nỉ này cũng không thân thiện với môi trường do được làm bằng nhựa gây ô nhiễm môi trường sau khi sử dụng.
4. Vải nỉ Rayon
Loại vải này được làm từ sợi Rayon, một loại sợi bán tổng hợp được sản xuất từ cellulose, thường lấy từ gỗ hoặc bông. Quá trình sản xuất sợi rayon liên quan đến việc xử lý cellulose bằng các hóa chất để tạo ra một loại sợi mềm mại, có độ bóng và cảm giác giống như lụa hoặc len. Vải nỉ Rayon được sử dụng thường được sử dụng trong công nghiệp và y tế. Đặc điểm nổi bật của nỉ Rayon là khả năng định hình loại vải này thành nhiều sản phẩm cách nhiệt khác nhau. Vải nỉ Rayon thường có thể được kết hợp với vải nỉ len để tạo ra một lựa chọn nỉ mềm hơn cho đồ thủ công.
Đặc điểm của vải nỉ
Vải nỉ có những ưu và nhược điểm riêng giống như nhiều loại vải khác. Để có thể sử dụng và bảo quản tốt thì người tiêu dùng cần phải nắm bắt được những ưu nhược điểm của loại vải này.
1. Ưu điểm của vải nỉ
Khả năng giữ ấm tốt: Do vải nỉ là sự kết hợp giữa len và các loại vải khác nên có lớp lông ngắn mịn ở cả 2 bề mặt cả trong lẫn ngoài. Nhờ có cấu trúc này mà các sản phẩm từ loại vải này có thể giữ ấm một cách hiệu quả.
Dễ dàng tiếp cận: Vải nỉ là một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới. Người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận ở khắp các cửa hàng hoặc khu chợ.
Linh hoạt trong thiết kế: Vải nỉ có vô vàn công dụng khi có thể sử dụng làm phụ kiện, đồ trang trí, quần áo , mũ, khăn, túi xách…giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn.
2. Nhược điểm của vải nỉ
Độ co giãn tối thiểu: Vải nỉ có độ co giãn tối thiểu do độ dày của chúng. Nếu cố gắng kéo dãn ra thì vải nỉ có thể không trở lại hình dáng ban đầu.
Dễ bị co rút: Một trong những nhược điểm thường gặp nhất của nỉ là dễ bị co rút khi giặt không đúng cách, đặc biệt là nỉ được làm từ len tự nhiên.
Không thân thiện với môi trường: Bên cạnh vải nỉ len và lông thì hầu hết vải nỉ khác đều làm từ những nguyên liệu gây hại cho môi trường.
Không thoáng khí: Để giữ ấm tốt thì loại vải này khi mặc sẽ ngăn không khí lưu thông. Nếu mặc trong thời tiết nóng bức thì sẽ gây cảm giác bí bách, khó chịu.
Ứng dụng của vải nỉ
Vải nỉ được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng của vải nỉ trên thị trường.
1. Ngành công nghiệp sản xuất ô tô
Trong quá trình di chuyển, ô tô sẽ rung lắc dữ dội khi nổ máy nên nhà máy sẽ đặt một lớp vải nỉ xung quanh xe để giúp xe không bị rung lắc dữ dội. Bên cạnh đó, vải nỉ còn được sử dụng trên các bộ phận như dây an toàn, bên trong động cơ giúp kết nối các bộ phận với nhau hoặc như một lớp lọc để giữ cho các vật liệu như bụi bẩn và sỏi không lọt vào bên trong động cơ.
2. Ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi trẻ em
Vải nỉ có tính mềm mại nên khi chạm vào nên rất được ưa chuộng trong việc sản xuất đồ chơi cho trẻ nhỏ, đặc biệt vải nỉ len. Nhiều loại búp bê hay đồ chơi trên thị trường được làm từ loại vải này. Đồng thời nỉ còn được tận dụng trong giáo dục khi mềm và dễ cắt bằng kéo an toàn.
3. Ngành công nghiệp thời trang
Do đặc tính giữ ấm tốt, mềm mại và hút ẩm nhanh nên nỉ được sử dụng trong công nghiệp may mặc. Bên cạnh các loại quần áo mùa đông như khăn, mũ, găng tay… thì vải nỉ còn thể sử dụng làm các phụ kiện như kẹp tóc, túi xách, ví và giày.
4. Ngành công nghiệp vật liệu cách âm
Cấu trúc linh hoạt của vải nỉ giúp nó là một vật liệu lý tưởng để ngăn chặn tiếng ồn và cách âm một cách hiệu quả. Vải nỉ có cấu trúc xốp và dày, giúp hấp thụ âm thanh hiệu quả. Điều này làm giảm tiếng vang và tiếng ồn trong phòng, cải thiện chất lượng âm thanh. Đồng thời nỉ còn bền và chịu mài mòn tốt nên có thể duy trì khả năng cách âm trong thời gian dài. Bên cạnh đó, việc linh hoạt trong hình dáng giúp nỉ có thể dễ dàng cắt, may và lắp đặt lên các bề mặt tường, trần hoặc sàn nhà, làm cho quá trình thi công trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Cách bảo quản và vệ sinh giúp vải nỉ luôn bền đẹp
Vải nỉ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống từ quần áo, phụ kiện cho đến đồ thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên, để giúp nỉ luôn giữ được hình dạng thì việc bảo quản và làm sạch là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số mẹo và thủ thuật hữu ích để giúp các sản phẩm làm từ vải nỉ luôn bền đẹp.
1. Hướng dẫn cách giặt vải nỉ bằng máy giặt
Máy giặt là công cụ phổ biến trong mỗi hộ gia đình do tình tiện dụng của nó. Ngoại trừ vải nỉ len và lông thì hầu hết vải nỉ đều có thể giặt được bằng máy nhưng phải tuân theo một số nguyên tắc cụ thể.
- Sử dụng thuốc tẩy hoặc thuốc giặt chuyên dụng dành cho len hoặc các loại vải mỏng manh và tránh dùng các loại thuốc quá mạnh.
- Vải nỉ có độ co giãn thấp nên một khi kéo quá mức sẽ khó trở lại hình dáng ban đầu nên trước khi giặt máy phải cho sản phẩm bằng vải nỉ vào túi giặt chuyên dụng.
- Nhiệt độ nước cao có thể làm giảm chất lượng và độ bền của nỉ nên trước khi giặt phải đặt chế độ giặt đồ mỏng hoặc đồ len, thường bao gồm nhiệt độ nước thấp hơn và giảm độ khuấy trộn.
2. Hướng dẫn cách giặt vải nỉ bằng tay
Giặt tay là phương pháp được ưa chuộng để làm sạch vải nỉ vì nó cho phép kiểm soát quá trình làm sạch tốt hơn. Dưới đây là các bước giúp quá trình vệ sinh vải nỉ chuẩn mà các nàng cần biết.
- Đổ đầy chậu hoặc bồn rửa bằng nước ấm. Tránh sử dụng nước nóng vì nó có thể làm cho nỉ bị co lại.
- Hòa tan một lượng nhỏ chất tẩy nhẹ thích hợp cho len hoặc các loại vải mỏng trong nước. Trong trường hợp không có thuốc tẩy chuyên dụng, người dùng có thể sử dụng giấm nhưng phải pha loãng đúng cách trước khi sử dụng. Giấm nên trộn thành các phần bằng nhau với nước rồi dùng vải mềm hoặc miếng bọt biển chấm nhẹ dung dịch lên vùng bị ố. Lau khu vực đó bằng một miếng vải sạch được làm ẩm bằng nước để loại bỏ cặn giấm.
- Nhúng vải nỉ vào nước xà phòng và dùng tay khuấy nhẹ. Tránh chà xát hoặc vắt quá nhiều vì nó có thể làm biến dạng vải.
- Xả hết nước xà phòng và đổ đầy nước sạch vào bồn. Xả sạch vải nỉ bằng cách ngâm nhẹ nhàng và khuấy trong nước sạch để loại bỏ chất tẩy rửa còn sót lại.
- Cẩn thận nhấn vải để loại bỏ nước thừa mà không vắt hoặc xoắn. Dùng khăn sạch để hút ẩm.
- Để giữ hình dạng ban đầu của vải nỉ nên trải phẳng trên một chiếc khăn sạch để phơi khô. Tránh để nó tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc nguồn nhiệt, vì chúng có thể gây co rút và phai màu.
Vải nỉ là một loại vải đa dụng có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Hãy theo dõi Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng để biết thêm những thông tin mới nhất nhé.
=> Xem thêm
Vải Viscose có gì nổi bật? Tìm hiểu tất tần tật về vải Viscose
8 hãng quần lót nữ cao cấp, nổi tiếng nhất hiện nay
Mặc đồ lót cảm thấy khó chịu: Nguyên nhân và cách khắc phục cho nàng