Vải bông là gì? Tìm hiểu tất tần tật về vải bông
Đăng ngày 12-06-2024Vải bông được sử dụng khá phổ biến trên thị trường hiện nay, nhắc tới loại vải này không ai là không biết tới sự thân thiện môi trường, độ thoáng mát. Chủ yếu được ứng dụng để trang trí nội thất và đồ dùng trong đời sống vì có độ bền và độ co giãn rất tốt. Hãy cùng tìm hiểu vải bông qua bài viết của Bradina bạn nhé.
Tại sao vải bông lại thân thiện với môi trường?
Vải bông là loại vải được chiết xuất từ những cây bông, chính vì được dệt từ những sợi bông tự nhiên nên mang lại cảm giác mềm mại, thoáng mát không như những loại vải nhân tạo khác. Cây bông thường được trồng phổ biến trên khắp mọi miền đất nước tuy nhiên phổ biến nhất là ở các nước Châu Mỹ, Ấn Độ và Châu Phi.
Sở hữu đặc tính mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, an toàn với làn da của người tiêu dùng vải bông được ứng trong công nghiệp may mặc như: sản phẩm quần áo, chăn, ga giường,…
Vải bông được làm từ 100% sợi thiên nhiên nên rất thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người. Đặc tính của loại vải này đó là phân huỷ sinh học nên khi không còn giá trí sử dụng phải vứt đi thì sẽ không lo tồn đọng ảnh hưởng tới môi trường.
Nguồn gốc của vải bông
Vải bông được khai thác và dệt nên từ những sợi bông, đòi hỏi rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều thời gian và công sức mới cho ra được thành phẩm. Trước đây vải bông thường xuất hiện nhiều ở châu Phi và châu Mỹ, trải qua nhiều năm phát triển vải bông ngày càng phổ biến và có mặt trên nhiều đất nước trên thế giới.
Thời xưa con người đã biết cách tận dụng những cây bông để dệt thành vải may mặc. Ngày nay với công nghệ hiện đại, tiên tiến và phát triển hơn rất nhiều nên đã được xử lý bằng các loại máy móc để tăng cường sự dẻo dai, độ bền và đẹp hơn.
Ưu điểm và nhược điểm của loại vải bông
Một số ưu điểm và nhược điểm của vải bông mà bạn nên biết:
Ưu điểm mà vải bông mang lại
Vải bông có đặc điểm nổi bật nhất đó chính là có khả năng hút ẩm rất tốt, mang lại cảm giác thông thoáng. Khả năng hút ẩm lên tới 65% nên được ưa chuộng để sử dụng may mặc, nhất là những trang phục dành cho mùa hè.
Vì được sản xuất từ những cây bông thiên nhiên nên sản phẩm được làm từ vải bông vô cùng mềm mại, khi tiếp xúc với da không gây cảm giác khó chịu. Có độ đàn hồi nhất định nên giúp người tiêu dùng có cảm giác thoải mái.
Đặc biệt vải bông không gây kích ứng da, kể cả những làn da nhạy cảm hay da em bé. Chính vì thế nên đồ dùng và sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh đều sản xuất từ chất liệu này.
Vải bông có nhược điểm gì?
Nhược điểm lớn nhất của vải bông đó là dễ nhăn ngay cả khi bạn mặc lên người, nên nếu sử dụng thì cần mang theo chiếc bàn ủi bên mình nhé.
Vải bông thường không có độ co giãn, ngay cả khi kết hợp cùng các loại sợi khác thì độ co giãn cũng chỉ nhỉnh hơn nhưng không đáng kể. Các sản phẩm được làm từ vải bông thường có giá thành khá cao.
Quy trình tạo ra vải bông
Các công đoạn để tạo ra vải bông tốn rất nhiều thời gian và công sức. Mỗi công đoạn đòi hỏi người công nhân phải tỉ mỉ và cẩn thận để được ra được thành phẩm chất lượng nhất.
Thu hoạch cây bông và phân loại
Mùa để thu hoạch cây bông rơi và từ tháng 11 đến hết tháng 12, giai đoạn này được chia làm 3 đợt thu hoạch để bảo đảm được chất lượng của bông không bị để quá lâu. Khi thu hoạch xong thì sẽ tiến hành phân loại những quả bông sử dụng được và những quả bông kém chất lượng. Đối với những quả kém chất lượng do sâu bọ ăn mòn thì sẽ không sử dụng.
Loại bỏ tạp chất dư thừa
Quả bông sau khi được phân loại thì các công nhân sẽ tiến hành tách xơ bông. Sau đó xơ bông sẽ được đem đi nấu lên để loại bỏ tạp chất để đảm bảo độ bền lâu cho vải bông. Khi tách được các tạp chất rồi thì sẽ phơi đến khi khô và đợi các nhà máy thu mua để tách thành sợi và dệt vải.
Kéo thành các sợi
Trước khi kéo thành sợi thì xơ bông sẽ được đun trong nhiệt độ cao, lúc này sẽ tạo ra dung dịch chất lỏng. Những dung dịch này sẽ được cho vào khuôn rồi phun qua các lỗ nhỏ để tạo thành sợi.
Dệt thành vải
Khi thu được những sợi bông hoàn thiện thì sẽ tiến hành dệt vải. Quá trình dệt có thể tiến hành theo hai cách chính:
Dệt đan dọc (còn gọi là dệt kết): là dệt theo chều dọc, tạo hiệu ứng dệt chéo qua chéo lại. Thường tạo ra loại vải có độ co giãn tốt theo chiều dọc, thường được sử dụng để may những sản phẩm jean hoặc lụa
Dệt đan ngang: trong phương pháp này sợi bông được dệt theo chiều ngang, tạo ra các sợi dọc xen kẽ với nhau. Dệt ngang thường tạo ra vải có độ bền cao, thích hợp trong sản xuất đồ lót.
Nhuộm màu và đưa ra thành phẩm
Cuối cùng là xử lý bằng các hoá chất chuyên dụng để vải bông có được màu sắc trắng tinh, sau đó mới nhuộm màu theo nhu cầu sản xuất. Việc xử lý màu trắng tính để tạo lên những gam màu chuẩn và rõ nét nhất.
Phân loại vải bông mà bạn nên biết
Vì phải theo nhu cầu đời sống và tính ứng dụng của vải nên loại vải bông đã được phát triển và pha trộn với nhiều sợi vải khác nhau. Dưới đây là một số loại vải bông đang được sử dụng phổ biến trên thị trường:
Loại vải bông 100% cotton
Vải bông 100% cotton không pha trộn hay dệt đan xen lẫn bất kể loại sợi nào mà toàn bộ vải được dệt từ những sợi bông nguyên chất. Ưu điểm của loại vải này là rất mềm mịn, nhẹ nhàng, có khả năng thấm hút cao. Thường được sử dụng trong những sản phẩm thời trang cao cấp hoặc đồ thể thao.
Loại vải bông 83/17
Đúng như tên gọi của loại vải này thì đó là 83 % vải bông cotton và 17% được pha trộn từ những chất liệu khác. Sự kết hợp này sẽ giảm những nhược điểm vốn có của vải bông như: tăng độ co giãn, có khả năng chống nhăn, bền và có tính ưu việt hơn.
Loại vải bông CVC
Vải bông CVC ( Chief Value Cotton ) là loại vải bông chất lượng cao, đây cũng là loại có độ bền cao nhất nhưng vẫn giữ nguyên những đặc tính vốn có của vải bông. Dòng vải này được kết hợp từ 40% sợi polyester và 60% sợi bông.
Loại vải bông cotton tici
Loại vải bông cotton twill có cấu trúc dệt đặc biệt nhất, được dệt theo phương pháp “twill” nghĩa là có các đường xéo và gân nổi trên bề mặt vải. Các nhà sản xuất thường dùng để may các sản phẩm như quần jean, áo thun, áo khoác vì có đặc tính mềm mịn và co giãn cao.
Loại vải bông poly
Vải bông poly coton có độ bền cao, khả năng chống rách và chịu mài mòn tốt. Loại vải này dễ chăm sóc và bảo quản, người dùng có thể thoải mái giặt máy mà không phải lo lắng đến sự hỏng hay bai trang phục. Đặc biệt vải sợi bông polo còn có khả năng chống nhăn tốt giúp trang phục luôn gọn gàng và tôn dáng.
Ứng dụng của vải bông
Vải bông là một loại phải mang khá nhiều ưu điểm và có đa dạng các loại vải bông khác nhau để phù hợp với nhu cầu sản xuất. Cũng chính vì điều này nên vải bông đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dưới đây là một số sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường được làm từ vải bông:
Thời trang: quần, áo, váy, áo lót, quần lót, trang phục quân nhân,…
Các loại khăn: khăn tắm, khăn mặt, khăn cho trẻ sơ sinh,…
Đồ dùng: chăn bông, ga giường, vỏ gối.
Một vài lưu ý khi sử dụng vải bông
Cách giặt: Có nhiều loại vải bông khác nhau và tuỳ từng loại vải sẽ có cách giặt khác nhau nên trước khi giặt bạn cần phải phân loại theo màu sắc và chất liệu để bảo quản được độ bền của sản phẩm. Nên sử dụng những loại nước giặt và bột giặt dịu nhẹ, tránh những hoạt chất tẩy rửa quá mạnh sẽ làm mủn và rách vải.
Cách bảo quản: Không nên phơi vải bông dưới ánh nắng gắt, ủi sản phẩm ở nhiệt độ trung bình từ 120 độ C – 150 độ C. Hãy tuân thủ theo cách bảo quản này để tránh tình trạng co vải, phai màu, biến dạng sản phẩm được làm từ vải bông bạn nhé.
Bradina – Đồ lót nữ chất lượng hàng ngày
=> Bài viết:
Vải Mesh là gì? Bảo quản và vệ sinh vải Mesh như thế nào?
Vải ren là gì? Đặc tính và ứng dụng của vải ren trong cuộc sống