Vải kaki là gì? Tìm hiểu thông tin từ A - Z về vải Kaki

Vải kaki là gì? Tìm hiểu thông tin từ A - Z về vải Kaki Đăng ngày 11-06-2024

Vải kaki là một cái tên quen thuộc với rất nhiều người. Đây là loại vải phổ biến nhất thế giới khi hiện diện xung quanh cuộc sống. Qua bài viết dưới đây, Bradina sẽ chia sẻ thông tin về vải kaki.

Vải kaki là gì ?

Vải kaki là loại vải dệt có nguồn gốc từ cotton hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp như polyester hoặc spandex. Loại vải này nổi tiếng với độ bền cao, khả năng thoáng khí tốt và được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Nhờ vào cấu trúc dệt chặt chẽ, tạo nên bề mặt mịn và bền khiến vải kaki không nhăn, co giãn tốt và khi chạm vào có cảm giác mát mẻ và mịn màng. Theo truyền thống, vải kaki có 4 tông màu chính bao gồm: kaki nguyên bản (kaki rám nắng), kaki nhạt (kaki nâu), kaki xanh (kaki xám) và kaki sẫm màu. Hiện nay, vải kaki được nhuộm nhiều màu sắc hơn với hơn 60 màu thông dụng trên thị trường.

Vải Kaki
Vải Kaki

Lịch sử của vải kaki

Vải kaki mới được tạo ra vào đầu thế kỉ 19 tại Ấn Độ bởi Harry Bernett Lumsden. Vào thời điểm đó, quân đội Anh thường mặc những bộ trang phục làm từ len, đây là một chất liệu khá nóng và khó chịu, không phù hợp với thời tiết nóng ẩm ở Ấn Độ. Do đó, ông Lumsden đã sáng chế ra vải kaki, một loại vải mới có độ mỏng, nhẹ và thoáng mát hơn thay cho vải len. Tuy có cùng nguồn gốc từ vải len nhưng đã được cải tiến nên trở nên mỏng và nhẹ hơn rất nhiều. Trong thời kỳ đầu, loại vải này chỉ có một màu sắc là màu nâu đất nên được đặt tên "kaki" xuất phát từ tiếng Hindi và Urdu, có nghĩa là "bụi" hoặc "màu đất", phản ánh màu sắc ban đầu của vải.

Do có tính ứng dụng cao nên vải kaki nhanh chóng phổ biến khắp quân đội Anh và lan sang các nước khác. Trong thế chiến  II, vải kaki trở nên phổ biến khắp nước Mỹ khi được sử dụng để may quần áo mặc hằng ngày và công sở. Vào những năm 2000, vải kaki ngày càng được phổ biến và đa dạng về màu sắc lẫn chất lượng.

Các loại vải kaki

Vải kaki có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có đặc điểm riêng và phù hợp với những mục đích sử dụng cụ thể. Dưới đây là một số loại vải kaki phổ biến:

1. Vải kaki cotton

Đây là loại vải được làm từ 100% cotton, nổi tiếng với độ bền cao, khả năng thấm hút mồ hôi tốt và cảm giác mềm mại khi mặc. Nhờ chỉ chứa sợi vải tự nhiên nên loại vải này có bề mặt mềm mại, không gây kích ứng da, thích hợp cho cả người có làn da nhạy cảm. Đồng thời, loại vải này có khả năng có độ cứng vừa phải, giúp giữ form tốt nên vô cùng thích hợp để may quần áo công sở và đồng phục cho học sinh.

Vải kaki cotton
Vải kaki cotton

2. Vải kaki polyester

Vải kaki polyester là một loại vải dệt được làm từ sợi polyester hoặc pha trộn giữa sợi polyester và cotton (thường theo tỷ lệ 65% polyester, 35% cotton). Do sợi polyester có nguồn gốc từ ethylene, một chất thường dễ thấy trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ nên loại vải này mang một số đặc tính như khả năng co giãn thấp, hút ẩm cực thấp và chống cháy. Tuy nhiên, vải kaki polyester lại có độ bền cao, chịu mài mòn tốt, ít co rú, khả năng giữ màu tốt và ít bị phai màu. Vì vậy, loại vải này thường được dùng trong các loại áo khoác, túi, ví, balo,…

3. Vải kaki thô

Vải kaki thô hay có tên tiếng anh Canvas Khaki, là một loại vải dệt từ sợi cotton dày, có thể pha trộn với polyester để tăng cường độ bền và khả năng chống mài mòn. Nhờ vào việc dệt cùng với các sợi vải khác nên vải kaki thô có bề mặt thô ráp hơn so với các loại kaki khác, tạo cảm giác chắc chắn, bền bỉ và chịu lực tốt. Vì vậy, vải kaki thô được sử dụng cho trang phục quân đội, đồng phục lao động hay túi xách hoặc ba lô.

4. Vải kaki Co Giãn 

Đây là một loại vải được dệt từ sợi cotton và các sợi co giãn như spandex hoặc lycra (tỷ lệ phổ biến là 95-97% cotton và 3-5% spandex/lycra) giúp vải có khả năng co giãn tốt, tạo cảm giác thoải mái và linh hoạt cho người mặc. Nhờ vào sự kết hợp giữa độ bền của cotton và tính đàn hồi của spandex/lycra giúp vải kaki co giãn có khả năng co giãn tốt theo cả chiều dọc và chiều ngang cũng như có độ bền cao, giữ được form dáng tốt, không bị nhăn hay nhàu khi vệ sinh.

5. Vải kaki nhung

Giống như tên gọi, đây là loại vải kết hợp giữa chất liệu kaki và bề mặt nhung, tạo nên một chất liệu vừa chắc chắn vừa mềm mại. Loại vải này được làm từ pha trộn giữa sợi cotton hoặc polyester với bề mặt nhung mềm mại nên vải có có lớp lông ngắn hoặc dài tùy theo thiết kế. Nhờ bề mặt nhung, vải có khả năng giữ ấm tốt, độ bóng nhẹ và sang trọng, mang lại vẻ ngoài lịch lãm và tinh tế.

Vải kaki nhung
Vải kaki nhung

Ưu nhược điểm của vải kaki

1. Ưu điểm của vải kaki

Độ bền cao, ít nhăn và không bị xù lông: Vì vải kaki pha trộn với polyester nên có độ bền cao, chịu mài mòn tốt và khả năng chống nhăn tốt giúp vải kaki giữ được form dáng và không cần phải ủi nhiều.

Tạo sự thoáng khí và dễ chịu: Vải kaki cũng được làm từ cotton giúp vải không bó sát vào cơ thể khiến người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

2. Nhược điểm của vải kaki

Độ co giãn kém: Vải kaki thông thường có độ co giãn kém, trừ vải kaki pha trộn với spandex hoặc lycra, nên có thể không thoải mái cho những trang phục cần độ ôm sát và linh hoạt.

Tạo cảm giác khô cứng: Đặc điểm chung của các vải kaki là khá cứng và không mềm mại như nhiều loại vải khác nên không phù hợp với các thiết kế cầu kỳ, đòi hỏi nhiều chi tiết mà chỉ dùng để làm ra những trang phục đơn giản.

Ứng dụng của vải kaki trên thị trường

Vải kaki, một loại vải bền và đa dụng, đã trở thành một nguyên liệu phổ biến trong nhiều ứng dụng khác nhau trên thị trường. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải kaki:

  • Thời trang: Thời trang là ứng dụng phổ biến nhất của vải kaki. Vải kaki thường được ưa chuộng vì tính linh hoạt và khả năng chống mài mòn nên được sử dụng cho áo khoác, quần dài, quần shorts và váy.
  • Nội thất: Vải kaki có độ bền cao cũng như khá cứng nên được sử dụng để làm các món đồ gia dụng như bao lưng, gối, bọc ghế và rèm cửa. 
  • Túi xách và balo: Nhờ khả năng chịu lực tốt và độ bền cao, vải kaki thường được sử dụng để làm túi xách và balo giúp sản phẩm có thể sử dụng hàng ngày và bền bỉ trong thời gian dài.

Cách bảo quản vải kaki

Để bảo quản vải kaki và giữ cho nó luôn trong tình trạng tốt nhất thì cần phải lưu ý một số điều sau.

  • Giặt đúng cách: Sử dụng nước lạnh thay vì nước nóng khi giặt để giữ màu và bảo vệ chất vải bền chặt hơn. Nếu sử dụng máy giặt nên sử dụng chế độ giặt nhẹ hoặc bình thường cũng như tránh việc sử dụng chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có chứa clor, vì chúng có thể làm hỏng vải kaki.
  • Tránh hóa chất và tác động cơ học: Khi sử dụng vải kaki nên tránh tiếp xúc với hóa chất như nước hoa, kem, hoặc thuốc tẩy để tránh làm hỏng vải.
  • Trong quá trình phơi khô, vải kaki nên được phơi ở nhiệt độ thấp hoặc trung bình, tránh nhiệt độ quá cao vì nó có thể làm co vải hoặc gây ra nhăn nheo trên bề mặt vải.

Hy vọng qua bài viết trên, Bradina đã giải đáp các thắc mắc và cung cấp những thông tin hữu ích về vải kaki. Hãy theo dõi Bradina để cập nhập những thông tin mới nhất về thời trang nhé

Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng

=> Xem thêm

Vải nhung tăm là gì? Khám phá những điều chưa biết về vải nhung tăm

Vải lanh: Tất tần tật thông tin thú vị về vải lanh

Vải Lưới Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Vải Lưới

 

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading