Vải lanh: Tất tần tật thông tin thú vị về vải lanh

Vải lanh: Tất tần tật thông tin thú vị về vải lanh Đăng ngày 09-06-2024

Vải lanh với nhiều ưu điểm nổi bật là một trong những chất liệu phổ biến trong ngành thời trang, đặc biệt là trang phục mùa hè. Vậy loại vải này là gì? Nguồn gốc của nó từ đâu?... Tất tần tật những thông tin này sẽ được Bradina tổng hợp và chia sẻ trong bài viết sau đây, mời bạn đọc và tìm hiểu nhé. 

Giới thiệu tổng quan về vải lanh

Nội dung dưới đây là đôi nét về chất lanh: 

Vải lanh là gì?

Vải lanh (hay còn được biết với tên gọi Linen trong tiếng Anh) là chất liệu được làm từ các phần vỏ, phần xơ hoặc sợi của cây lanh. Loại cây này thường xuất hiện ở những nơi có khí hậu tương tương đối lạnh như Sapa, phía Tây Bắc của nước ta. Sau khi khai thác thì các phần của cây lanh thì chúng sẽ được xử lý sạch sẽ và đem đi kéo sợi. Phần sợi tiếp tục được dệt thành vải linen như hiện nay. 

Loại vải này đã được biết đến từ lâu và vẫn đang là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay. Từ xa xưa, người ta sản xuất vải lanh từ quay tơ. Nhưng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì hiện nay, thì đã có máy móc đảm nhiệm công việc này, để cho ra thành phẩm cuối cùng. Đặc điểm của cách làm này là sản xuất ra số lượng lớn trong thời gian nhanh hơn, đi kèm với sự đa dạng về màu sắc và hoa văn. 

20240609_Jjbv3Nxq.jpg
Vải lanh là vải được làm từ phần vỏ, xơ hoặc sợi của cây lanh 

Nguồn gốc của vải lanh 

Tại khu vực Lưỡng Hà xa xưa, con người đã biết cách trồng cây lanh để làm vải. Nhưng chất liệu này chủ yếu dùng cho tầng lớp quyền quý. 

Các nhà khảo cổ đã tình cờ thấy một mảnh lanh nhuộm tại một hang động. Sau khi đem về phân tích và kiểm tra, đánh giá chất liệu này đã có nguồn gốc cách đây đến 36.000 năm. Điều này có thể chứng tỏ, vải linen là một trong những loại vải xuất hiện đầu tiên. 

Các ghi chép về vải lanh lần đầu xuất hiện cách đây khoảng hơn 4000 năm tại Ai Cập. Đến thế kỷ thứ 12, các nhà khoa học đã phát hiện ra ghi chép về việc giao dịch giữa người dân ở Địa Trung Hải và thương nhân Phoenicia. Bên cạnh đó, họ cũng giới thiệu việc sản xuất chất liệu này có từ trước công nguyên. 

Năm 1685, khi mà sắc lệnh Nantes bị thu hồi thì rất nhiều người Huguenot vượt biên khỏi Pháp để đến với Anh. Trong số đó có Louis Crommelin - một người có kỹ thuật dệt vải lanh rất tốt. Ông định cư tại thị trấn Lisburn - cách trung tâm sản xuất vải linen nổi tiếng nhất thời đó khoảng 10 dặm. Cái tên Linenopolis cũng bắt đầu xuất hiện trong thời kỳ Victoria. 

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Louis Crommelin cũng được bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm phát triển lĩnh vực dệt vải lanh. Thành quả của ông đến vào năm 1711, một hội đồng quản trị các nhà sản xuất ở Ireland ra đời. 

20240609_iSTAi9t9.jpg
Nguồn gốc ra đời của vải linen 

Quá trình sản xuất vải lanh

Quá trình để sản xuất chất liệu lanh cụ thể gồm những bước sau: 

  • Lấy sợi lanh: Sợi lanh lấy từ cây lanh qua quá trình sơ chế, tách lá và vỏ cây.
  • Ép và xử lý sợi lanh: Sợi lanh sau khi được lấy ra sẽ ép và xử lý để loại bỏ tạp chất và chất keo.
  • Kết hợp sợi: Sau quá trình xử lý, sợi lanh sẽ được kết hợp với nhau để tạo thành một sợi dài. 
  • Dệt vải: Sợi lanh dài sẽ gắn lại với nhau để dệt thành vải bằng các máy dệt. 
  • Xử lý và hoàn thiện: Sau quá trình dệt, vải sẽ được xử lý loại chất bẩn và hoàn thiện bằng cách như cạo, chải, phơi để tạo ra thành phẩm cuối cùng. 
  • Bảo quản: Vải lanh hoàn thiện sẽ được bảo quản để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. 

Trên đây là quy trình chung để sản xuất vải linen, tuy nhiên, mỗi xưởng sẽ có những phương pháp và quy trình công nghệ khác nhau để tạo ra những sản phẩm có ưu điểm riêng. 

20240609_IxlFclBr.jpg
Sơ lược về quá trình sản xuất vải linen 

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vải lanh

Thực tế, có rất nhiều tiêu chuẩn để đo lường chất lượng lanh. Dưới đây là một số tiêu chuẩn thường được sử dụng: 

  • ASTM D1577: Quy định về chất lượng bao gồm độ dày, độ bền, độ co rút. 
  • ISO 2030: Đánh giá độ bền của vải bằng cách sử dụng phương pháp kéo và đo lường sức mạnh kéo tối đa của vải. 
  • JIS L1907: Tiêu chuẩn quy định về sợi lanh bao gồm độ dày, độ đồng đều, độ dài sợi, độ co rút và sức mạnh kéo. 
  • GOTS: Áp dụng cho vải lanh hữu cơ, quy định về các yêu cầu môi trường, xã hội, sức khỏe trong quá trình sản xuất.  
20240609_PZXFX5tp.jpg
Các tiêu chuẩn phổ biến để đánh giá chất liệu lanh 

Ưu và nhược điểm của vải lanh

Nội dung sau đây là một số ưu điểm và hạn chế nổi bật của vải linen khi sử dụng. Cùng đọc ngay. 

Ưu điểm của vải lanh 

  • Dễ vệ sinh: Chất liệu lanh có độ bền cao, ít khi bị sờn rách, giãn. Do vậy, cách vệ sinh vải cũng không quá cầu kỳ, bạn có thể giặt bằng tay hoặc bằng máy. 
  • Mềm mại và thoải mái: Vải lanh không quá mỏng tạo độ rũ tự nhiên, người mặc sẽ cảm thấy dễ chịu tại nơi tiếp xúc mà không lo đau rát. 
  • Thấm hút tốt: Người dùng sẽ không có cảm giác bí hơi, nóng bức ngay cả trong ngày hè oi bức. Trong những ngày nồm ẩm, vải cũng rất nhanh khô, không gây mùi khó chịu. 
  • Kháng khuẩn cao: Đặc tính kháng khuẩn tự nhiên được lưu trọn vẹn trong quá trình sản xuất. Để cuối cùng, các sản phẩm từ cây lanh có tính kháng khuẩn, chống bọ và côn trùng tốt. 
  • Độ bóng cao: Vải lanh có độ bóng tự nhiên đẹp mắt, màu sắc vải có thể thay đổi theo từng góc nhìn, tăng tính thẩm mỹ cho trang phục. 
  • Thân thiện với môi trường: Vải linen có nguồn gốc từ tự nhiên, có thể tự phân huỷ sau khi sử dụng. 
20240609_pfxL26JH.jpg
Ưu điểm nổi bật của vải linen

Hạn chế của vải lanh

  • Đàn hồi kém: Vải linen thường có độ đàn hồi kém, vậy nên, rất dễ hình thành các nếp nhăn. Chúng có thể xuất liên tục trên viền trang phục hay kể cả trên những vùng mà bàn là đã đi qua. Vì vậy, người dùng có lẽ phải mất thời gian cho việc là phẳng liên tục.
  • Khả năng chịu ma sát kém: Do kết cấu đan từ sợi vải thiên nhiên nên nếu ma sát mạnh, vải linen thường xuất hiện tình trạng trầy xước, bề mặt vải mất đi động bóng đẹp tự nhiên. 
  • Giá thành của vải lanh khá cao so với một số chất liệu khác. 

Các loại vải lanh phổ biến nhất 

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của người tiêu dùng, các loại chất liệu lanh cũng ngày càng đa dạng hơn. Tiêu biểu có thể kể đến một số loại phổ biến là: 

Vải lanh Thái 

Loại vải có thành phần chủ yếu từ vỏ lanh, sợi và xơ trên cây lanh. Chính vì có cấu tạo đặc biệt nên chất lanh Thái sở hữu bề mặt mềm mại, tạo sự dễ chịu khi tiếp xúc với da. Việc sản xuất chất liệu này tốn rất nhiều thời gian, quy trình sản xuất phức tạp và trải qua nhiều công đoạn. 

Vải lanh bột 

Thành phần chủ yếu từ sợi lanh, nên vải có đặc trưng mềm rũ và bề mặt vải sợi khít chắc chắn, an toàn cho làn da. Trong tất cả các loại vải linen thì dòng vải lanh bột là một trong những loại thoáng mát nhất. Chất liệu này cũng  rất được ưa chuộng trong sản xuất các sản phẩm thời trang và may mặc.  

20240609_FEVQOlJk.jpg
Chất liệu lanh bột là một trong những loại thoáng mát nhất.

Vải lanh lụa

Loại vải là sự kết hợp giữa vải lanh và vải lụa nên sở hữu rất nhiều ưu điểm: Thấm hút tốt, khả năng chịu nhiệt tốt, tính thẩm mỹ cao, thân thiện với môi trường,... Chất liệu thường được sử dụng để sản xuất khăn quàng, áo dài, quần áo mặc ở nhà,...

Vải lanh dệt tấm

Hay còn được gọi là vải đũi, thường có số lượng sợi lanh cao hơn các loại vải lanh khác. Như vậy, bề mặt sẽ có kết cấu tuyệt đối và thường được dùng sản xuất các sản phẩm cao cấp. 

Ngoài những cái tên phổ biến kể trên, trên thị trường hiện nay còn có rất nhiều loại vải lanh khác: Vải linen xước, vải linen Nhật, vải linen Hàn Quốc, vải linen Rayon, vải cotton linen, vải linen polyester,... 

Ứng dụng của vải lanh trong đời sống 

Một số ứng dụng phổ biến của chất liệu lanh: 

Trong thời trang 

Trong thời trang may mặc, vải lanh rất hay được ứng dụng để sản xuất trang phục thường ngày. Một số các thiết kế bằng loại vải này: Áo sơ mi, váy, quần short, đầm xòe, đồ ở nhà, quần lót nữ... Khi mặc vừa cảm thấy thoáng mát, mềm mại vừa thoải mái. 

20240609_HtO8wkud.jpg
Ứng dụng của chất liệu lanh trong lĩnh vực thời trang 

Trong thiết kế nội thất

Các sản phẩm chăn, ga, gối, rèm cửa, bọc sofa,... được làm từ vải lanh rất nhiều. Chúng đem đến cho căn nhà của bạn sự tối giản nhưng vẫn cực tinh tế. Đặc biệt, nằm ngủ trên ga gối vải lanh sẽ giúp bạn có những giây phút thư thái và thoải mái nhất. 

Trong trang trí nhà bếp 

Vải lanh cũng thường được dùng để sản xuất các đồ dùng trong nhà bếp như rèm, khăn trải bàn, lót ghế,... Bởi chúng rất bền bỉ, không dễ bị hỏng, rách hay hao mòn. 

Hướng dẫn vệ sinh, bảo quản các sản phẩm từ vải lanh

Để nâng cao tuổi thọ, tính thẩm mỹ cho các sản phẩm làm từ chất liệu lanh, bạn cần phải có phương pháp bảo quản và vệ sinh đúng cách. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn trong quá trình làm sạch và bảo quản các sản phẩm từ vải lanh: 

  • Trước khi giặt nên phân loại trang phục theo màu sắc để giúp quần áo không bị lan màu sang nhau. 
  • Sử dụng chế độ giặt nhẹ nhàng, túi giặt và chọn lượng nước tối đa để tránh vải bị nhăn nhúm. 
  • Không dùng chất tẩy rửa quá mạnh tránh làm biến dạng chất liệu. 
  • Phơi bề mặt trái đồ lanh ở nơi thoáng khí, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. 
  • Sau khi vải linen đã được làm sạch và phơi khô thì bảo quản bằng cách treo chúng lên. Tránh gấp, vo tròn sẽ khiến vải bị nhăn nhúm, mất form. 
20240609_0frm6PS4.jpg
Hướng dẫn bảo quản, vệ sinh các sản phẩm vải linen 

Lời kết

Bài viết trên là tất tần tật thông tin về vải lanh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chất liệu này và chọn được những sản phẩm bằng vải linen hài lòng nhất. 

Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng

Xem thêm >>

Vải Felt là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm của vải Felt

Vải Denim là gì? Có những ứng dụng gì?

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading