Vải Lưới Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Vải Lưới

Vải Lưới Là Gì? Tất Tần Tật Thông Tin Về Vải Lưới Đăng ngày 09-06-2024

Vải lưới là chất liệu thoải mái được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ nội thất, đồ gia dụng đến công nghiệp và thời trang. Việc hiểu rõ vải lưới là gì? Tất tần tật thông tin về vải lưới sẽ giúp bạn ứng dụng chất liệu này một cách phù hợp và đúng nhu cầu của mình. Hãy cùng Bradina tìm hiểu thông tin chi tiết về vải lưới ngay sau đây nhé!

Vải lưới là gì?

Vải lưới (hay còn gọi là vải mesh) là chất liệu được làm từ các hạt nhựa PVC hoặc PP. Những hạt nhựa này tan chảy và giãn ra thành sợi vải khi nung ở nhiệt độ cao. Từ đó, người ta dệt những sợi này thành lưới theo một quy trình khép kín. 

Thành phẩm cho ra một bề mặt vải mỏng, nhẹ với kết cấu rất đặc biệt, có vô số lỗ nhỏ hoặc những khoảng hở liti đặc biệt. Những lỗ tròn nhỏ này làm cho tấm vải trông rất giống lưới nên người ta gọi chất liệu này là vải lưới. 

Người tạo ra chất liệu này là Lewis Haslam - Chủ nhà máy người Anh. Ý nghĩ này xuất hiện khi ông đang đi dạo và thấy dì mình đeo găng tay làm bằng lưới khi trời lạnh nhưng lại không cảm thấy lạnh. Sau một thời gian thử nghiệm, ông đã tạo ra loại vật liệu này và thành lập công ty vải lưới đầu tiên trên thế giới là Aertex.

Các loại vải lưới phổ biến hiện nay

Vải lưới polyester

Vải lưới polyester được làm từ chất liệu polyester nên có đặc tính nhẹ, thấm hút tốt, thông thoáng tốt, và không bị bí bách, co giãn hay nhăn nheo. Loại vải này thường được dùng để may đồ thể thao, áo khoác chống nắng.

Vải lưới nylon

Vải lưới nylon là loại vải được dùng để làm những vật dụng thiết yếu trong gia đình như túi lưới đựng quần áo. Ngoài ra, loại vải này còn được tìm thấy trong các bộ lọc chất lỏng cũng như trong ngành công nghiệp ô tô, điện tử,... Tuy nhiên, vải lưới nylon cũng được sử dụng trong các loại quần áo nhẹ điển hình như váy dạ hội.

Vải lưới tuyn

Vải lưới tuyn được làm từ polyester và nylon nên rất mỏng và nhẹ, thường được sử dụng trong trang phục khiêu vũ của các vũ công. Ngoài ra, vải lưới tuyn đôi khi được làm bằng lụa để hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường.

20240609_aLTOp7Tc.jpg
Vải lưới tuyn được làm từ polyester và nylon nên mỏng và nhẹ

Vải lưới power

Vải lưới power có khả năng nén tốt và độ đàn hồi cao nên thích hợp sử dụng trong trang phục thể thao và đôi khi cả trong thiết kế nội thất. Ngoài ra, chất liệu lưới power còn có khả năng co giãn bốn chiều, tạo cảm giác mềm mại, tinh tế nên có thể dùng làm quần lót hay áo lót, quần áo định hình.

Vải lưới powernet

Vải lưới powernet là loại ôm sát cơ thể được dệt tương đối dày, có các lỗ nhỏ và được sử dụng trong đồng phục, tất, đồ lót,… Ngoài ra, loại vải này khá nhẹ, co giãn tốt nên được dùng làm lớp ngoài cho trang phục trượt băng, trang phục khiêu vũ,...

Ưu - Nhược điểm của vải lưới

Ưu điểm của vải lưới

Chất liệu này có nhiều ưu điểm phù hợp sử dụng trong ngành thời trang, may mặc:

Độ bền tốt

Vì được làm từ nguyên liệu cơ bản là polyester, nylon và sợi nhựa nguyên chất nên chất liệu lưới rất bền, dẻo và có khả năng chịu lực rất tốt. Bạn có thể thoải mái sử dụng mà không lo bị rách hay đứt.

Độ co giãn cao

Sự linh hoạt của vải lưới chắc chắn sẽ làm hài lòng những người yêu thích sự thoải mái. Chất liệu lưới giúp người dùng di chuyển dễ dàng, đặc biệt là khi chơi các môn thể thao như đạp xe, chạy bộ và tập gym,...

Giá thành hợp lý

Chất liệu để làm ra loại vải này đều là nhân tạo nên giá của vải lưới rất hợp lý, dao động từ 10.000 đến 100.000 đồng tùy loại.

Thoáng khí tốt

Cấu trúc đặc biệt với nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt vải tạo điều kiện cho không khí thoát ra từ trong ra ngoài. Điều này tạo cảm giác thoải mái cho người dùng khi mặc sản phẩm.

Nhược điểm của vải lưới

Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng chất liệu vải lưới vẫn có những hạn chế nhất định:

Khả năng hút ẩm kém

Mặc dù cấu trúc bề mặt mang đến chất liệu thoáng khí nhưng vải lưới lại không thấm hút mồ hôi tốt.

Khả năng giữ nhiệt kém

Vải lưới không thể giữ ấm cơ thể. Vì vậy, chất liệu này không thích hợp để may quần áo mùa đông.

Khó vệ sinh

Do cấu trúc sợi lỗ, nên khi giặt máy vải sẽ dễ bị dính vào thành máy giặt gây hư hỏng sản phẩm. Do vậy, chị em nên giặt tay để đảm bảo độ bền cho vải.

20240609_Wi08mB7N.jpg
Vải lưới có nhiều ưu điểm vượt trội thích hợp cho ngành thời trang, may mặc

Ứng dụng của vải lưới như thế nào?

Tương tự như những loại vải khác, vải lưới cũng có nhiều ứng dụng. Tuỳ từng mục đích sử dụng sẽ có những ứng dụng khác nhau:

Sản xuất các tấm lưới

Công dụng đầu tiên của vải là sản xuất các tấm lưới. Các sản phẩm lưới thông dụng bao gồm túi giặt, rây, lọc trà, lọc thực phẩm hay lưới đánh cá,...

Ứng dụng trong ngành thời trang, may mặc

Vải lưới thường được sử dụng làm điểm nhấn, họa tiết trên áo khoác ngoài. Chất liệu này có thể được sử dụng để tạo ra những món đồ mặc ngoài tuyệt vời như đầm, váy, áo, đồ thể thao,... Cho đến đồ mặc ở nhà và đồ ngủ, đồ lót. Độ xuyên thấu của chi tiết lưới nhẹ nhàng, mang lại hiệu ứng gợi cảm, cuốn hút cho người mặc.

Ứng dụng sản xuất đồ lót, đồ bơi

Vải lưới cũng được sử dụng rộng rãi trong đồ lót hay bikini. Vải lưới không thường được sử dụng trong đồ lót thông thường nhưng nó được sử dụng trong những thiết kế gợi cảm, quyến rũ dành cho những dịp đặc biệt. Nguyên nhân là do cấu trúc trong suốt đặc trưng của loại vải này.

20240609_gs87PgrY.jpg
Đồ lót vải lưới sexy, quyến rũ

Ứng dụng làm đồ nội thất

Vải lưới còn được ứng dụng làm các sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, võng, chăn màn, đồ trang trí,… Nhờ ưu điểm của vải lưới nên sản phẩm rất đa dạng kiểu dáng, mẫu mã và tạo được tính thẩm mỹ cao.

Ứng dụng trong công nghiệp

Trong công nghiệp, vải lưới được ứng dụng trong việc lọc các loại thực phẩm đóng chai như nước ngọt, mật ong và có thể lọc đặc biệt là sữa, nước mắm, nước tương,... Rất hiệu quả. Ngoài ra, vải lưới còn được dùng để lọc các chế phẩm dạng lỏng trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn bảo quản lưới hiệu quả

Để vải lưới được bền và đẹp trong quá trình sử dụng cần lưu ý các phương pháp vệ sinh và bảo quản vải sau đây:

Giặt ở nhiệt độ nước phù hợp

Không giặt vải lưới trong nước có nhiệt độ cao vì dễ làm vải bị co hoặc biến dạng. Thành phần chính của vải là các hạt nhựa bị nung nóng nên phải sử dụng nước có nhiệt độ phù hợp, không quá nóng để giặt quần áo làm từ loại vải này.

Không phơi vải lưới trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời

Không phơi vải lưới ở những nơi có ánh nắng mạnh và gay gắt. Phơi khô tốt nhất là ở những nơi có ít gió, thông thoáng và có ánh nắng vừa phải.

Không cần là vải lưới

Vải lưới không bị nhăn sau khi giặt nên để vải có tuổi thọ lâu, chị em không nên là vải quá nhiều. Sau khi giặt, chị em hãy giũ mạnh sản phẩm sẽ tự thẳng như mới sau khi khô.

Vệ sinh nhẹ nhàng

Với những quần áo được làm từ vải lưới, chị em nên giặt bằng tay nhẹ nhàng. Không chà xát hoặc vắt mạnh hoặc giặt chung các vật dụng có móc hoặc khóa kim loại. Điều này sẽ khiến vải lưới bị rách, đứt,...

Trên đây là tất tần tật thông tin về vải lưới. Loại vải này mang loại cảm giác thoải mái cho người dùng nhờ sự mềm mại, thoáng khí và linh hoạt. Chất liệu này cũng đang được Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng ứng dụng thành công để sản xuất đồ lót, bikini,... Mang lại cảm giác thoải mái trọn vẹn cho chị em khi mặc.

 

=> Xem thêm

Vải Cotton Lụa Là Gì? Tất Tần Tật Về Vải Cotton Lụa

Vải Chéo Hàn Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Vải Chéo Hàn

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading