Vải lụa: Đặc điểm và ứng dụng của vải lụa cao cấp
Đăng ngày 16-06-2024Vải lụa từ lâu đã được xem là một chất liệu cao cấp, cho đến hiện tại, khi cuộc sống đã phát triển hơn thì loại vải này vẫn giữ vẹn nguyên giá trị. Vậy vải lụa là gì? Có đặc điểm, công dụng gì nổi bật? Cùng Bradina tìm hiểu chi tiết những thắc mắc trên trong bài viết sau nhé.
Vải lụa là gì?
Vải lụa là loại vải có bề mặt mỏng, mịn có nguồn gốc từ tơ tắm. Cụ thể hơn, người nuôi tằm xe sợi tơ ra để đan thành lụa. Công đoạn tạo ra vải lụa đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, kỹ thuật và tỉ mỉ.
Nguồn gốc & lịch sử phát triển của vải lụa
Nghề dệt lụa đã có từ rất lâu tại Trung Quốc, cách đây khoảng 6000 năm trước công nguyên. Ở thời điểm đó, loại vải này chỉ được sản xuất dành riêng cho vua chúa và tầng lớp quý tộc. Vải lụa cũng là một vật phẩm biếu tặng, cống nạp cho quan chức quý tộc lúc đó.
Sau đó chất liệu này cũng được biết đến ở các nước châu Á. Xu hướng tiêu dùng các sản phẩm có chất liệu lụa ngày càng trở nên phổ biến. Điều này đã khiến giới thương nghiệp sẵn sàng đưa loại hàng hoá này di chuyển đến các quốc gia khác nhau để tiêu thị.
Đối với thị trường Việt Nam lịch sử ghi chép vải lụa có nguồn gốc từ thời vua Hùng đời thứ 6. Trong thời gian này, nghề chăn tằm, ươm tơ được phát hiện ở huyện Ba Vì. Cho đến hiện tại, các làng nghề sản xuất lụa vẫn được bảo tổn nguyên vẹn.
Nổi bật nhất có lẽ là lụa Hà Đông xuất phát từ làng nghề Vạn Phúc. Với đa dạng mẫu mã, hoa văn tinh xảo, đưa chất liệu này trở thành sản phẩm nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
Quy trình sản xuất chất liệu vải lụa
Để tạo ra những tấm vải lụa chất lượng cao, giá thành đắt đỏ phải trải qua quá trình sản xuất nhiều công đoạn và tiến hành tỉ mỉ.
Bước 1: Chăn tằm
Thường được tiến hành vào mùa xuân và mùa thu, thời điểm có khí hậu tương đối mát mẻ. Từ thời điểm tằm nở đến lúc nhả tơ từ 23 - 25 ngày, trải qua 4 lần lột xác và chia thành 5 độ tuổi khác nhau. Sau khi phát triển đến kích thước tối đa sẽ bò đến nơi thích hợp và nhả tơ, tạo kén.
Bước 2: Nhả kén
Các gia đình trồng dâu nuôi tằm thường dùng một chiếc né làm từ thân cây đay để tạo thành 5 lớp với ô có hình chữ nhật để tằm nhả kén. Bước đầu tiên trong quá trình nhả kén là nhả tơ để tạo vỏ bọc thô bên ngoài để cố định tổ kén, chuyển động theo hình số 8 khoảng 3000 lần tạo thành sợi có chiều dài gần 1000km.
Bước 3: Ươm tơ
Sau 7 ngày kể từ khi tằm chín nhả tơ tạo kén thì sẽ bắt đầu ươm tơ. Công đoạn này cần phải nhanh chóng, chỉ khoảng 5 ngày để ngăn cho tằm nở thành con ngài và cắn lớp kén chui ra.
Để ươm tơ thì bước đầu sẽ cho kén vào trong nước sôi, chất sericin sẽ tan ra dần và xác định được mối tơ, bắt đầu se sợi.
Bước ngay nhằm chuẩn bị nguyên liệu sợi tơ thô cho công đoạn dệt thành vải lụa tiếp theo. Tuỳ vào mục đích mà người dệt cần số lượng khác nhau.
Bước 4: Dệt lụa, nhuộm màu
Tùy vào chất lượng sợi tơ mà sẽ có cách dệt riêng biệt để điều chỉnh độ mỏng, dày, độ cứng của vải lụa. Vải lụa sau khi dệt xong sẽ có màu trắng ngà của tơ.
Để tạo nên tính thẩm mỹ, chất liệu thường được nhuộm thêm các màu sắc khác. Theo đó, lụa sẽ được ngâm với nước nóng để loại bỏ lớp keo bám trên bề mặt. Sau đó, sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như vỏ cây, các loại củ,... để nhuộm màu .
Ưu điểm và hạn chế của vải lụa
Dưới đây là một số ưu điểm & hạn chế của chất liệu lụa mà bất kỳ ai cũng nên biết trước khi sử dụng.
Ưu điểm của vải lụa
- Vải nhẹ, bền màu, sáng bóng tự nhiên và cách nhiệt tốt. Các trang phục làm từ chất liệu này mềm, mịn màng, mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.
- Có khả năng hút ẩm tốt, mặc mùa đông thì ấm, mặc mùa hè thì mát.
- Chất liệu có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không chứa hoá chất nên rất an toàn và thân thiện với làn da. Kể cả da nhạy cảm cũng có thể sử dụng mà không lo mẩn đỏ, kích ứng.
- Chất liệu thân thiện với môi trường. Sợi lụa có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên nên có khả năng phân huỷ trong môi trường.
Nhược điểm của chất liệu lụa
- Dễ bị nếp nhăn, khó giữ form trong quá trình sử dụng.
- Quá trình sản xuất cầu kỳ nên giá thành của chất lụa rất cao, hơn rất nhiều so với các chất liệu khác.
- Quá trình làm sạch, bảo quản phức tạp, mất thời gian.
- Độ đàn hồi của vải lụa không tốt bằng những chất liệu như cotton. Theo nghiên cứu mới nhất thì loại vải này chỉ có thể kéo dài nhất được 1/7 độ dài vải.
Các loại vải lụa phổ biến trên thị trường hiện nay
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, thì chất lụa cũng ngày càng đa dạng, đáp ứng nhiều hơn các nhu cầu của người tiêu dùng. Dưới đây là một số loại vải lụa phổ biến nhất.
Lụa tơ tằm
lụa tơ tằm được sản xuất bằng cách dệt thủ công truyền thống 100% thông qua sự kỹ lưỡng và kiên nhẫn của người nghệ nhân. Đây được coi là loại vải lụa cao cấp nhất trên thị trường hiện nay.
Chất liệu này có sợi mảnh, tự nhiên, độ sáng bóng cao, và thường có màu trắng ngà tự nhiên của tơ tằm. Hiện tại ở Việt Nam có một số làng nghề chuyên sản xuất lụa tơ tằm truyền thông đó là làng lụa Vạn Phúc, lụa Nha Xá, lụa Mỹ Á.
Vải lụa satin
Lụa satin là loại vải làm bằng tơ tằm cao cấp, sợi polyester, sợi viscose áp dụng kỹ thuật dệt vân đoạn. Những sợi tơ được kết hợp một cách tỉ mỉ, tinh tế tạo sự đan kết chặt chẽ giữa sợi ngang và sợ dọc.
Cấu trúc chi tiết là sợi ngang sẽ chui xuống dưới một sợi dọc sau đó lại đè lên trên ít nhất 2 sợi dọc. Cứ tiếp tục dệt theo quy luật như vậy tạo thành một tấm lụa satin có độ bóng mịn đẹp và tính thẩm mỹ cao.
Vải cotton lụa
Cotton lụa là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai chất liệu cotton và vải lụa. Loại vải này này quy tụ tất cả những đặc tính và ưu điểm của cả hai chất liệu: Vẻ ngoài sáng bóng, co giãn tốt hơn, không bị nhăn khi giặt, khả năng chống tĩnh điện cao phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau.
Vải Twill lụa
Loại vải có cấu trúc sợi chéo, bền và chắc chắn. Nguyên liệu chính của chất liệu này là sợi tơ tằm nhưng dày hơn lụa thông thường do có sự pha trộn với chất len. Vì quá trình đan đặc biệt nên bạn sẽ thấy 2 mặt vải không quá giống nhau. Khi sử dụng vải lụa Twill sẽ cảm thấy rất mềm mại, mượt mà.
Vải Chiffon lụa
Lụa Chiffon được dệt từ 100% tơ tằm, mỏng, trong mờ. Các sợi vải được sẽ rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau, nên cấu trúc mịn, tuy nhiên, khi sờ vào sẽ có cảm giác nhám như sờ vào các hạt cát, tạo điểm nhấn độc đáo.
Ứng dụng thực tiễn của vải lụa
Hiện nay, vải lụa được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống:
Trong ngành công nghiệp thời trang
Chất liệu lụa là lựa chọn hàng đầu trong việc may trang phục cao cấp cho phái đẹp. Không chỉ vì sự kiêu sa, quý phái mà còn là cảm giác thoải mái, thoáng mát khi mặc lên người. Những bộ đầm, áo dài từ lụa mang đến vẻ đẹp mềm mại, nữ tính cho chị em.
Bên cạnh đó, với đặc tính thấm hút tốt, độ bền cao, mịn màng, vải lụa cùng được sử dụng để tạo ra các sản phẩm quần lót nữ, áo lót nữ.
Trong ngành sản xuất chăn ga gối
Chất liệu lụa 100% thường khó để làm lên những bộ chăn ga gối đệm cao cấp. Thông thường phải pha thêm các sợi khác để giúp sản phẩm có độ bền cao hơn và tránh bị trầy xước khi sử dụng.
Bộ chăn, ga, gối, lụa sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng để giúp bạn có giấc ngủ ngon và thoải mái.
Trong trang trí nội thất
Trong trang trí nội thất, vải lụa thường được sử dụng làm rèm cửa. Rèm cửa từ vải lụa không chỉ có độ bóng nhẹ mà còn mang đến cảm giác ấm cúng, lãng mạn trong không gian, phản ánh gu thẩm mỹ và cá tính của chủ nhân.
Trong làm tranh hội hoạ
Tranh lụa là một loại hình nghệ thuật có nguồn gốc từ vùng Á Đông. Thay vì sử dụng giấy để vẽ, các nghệ nhân chọn tô vẽ trực tiếp lên tấm vải lụa. Thành phẩm cuối cùng không chỉ mang đến cảm giác trong trẻo, mềm mại mà còn chứa đựng văn hoá. Làm cho tác phẩm trở thành một biểu tượng của sự độc đáo và đặc biệt.
Tips bảo quản đồ lụa đúng - chuẩn
Trước khi làm sạch các sản phẩm từ vải lụa, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng hướng dẫn trên nhãn mác. Một số chất lụa chỉ có thể giặt khô, nếu tiếp xúc với nước sẽ hỏng.
Do bề mặt dễ bám bẩn, các sản phẩm từ lụa cần phải được làm sạch ngay sau khi sử dụng. Trong quá trình này, tuyệt đối không sử dụng nước nóng và chà xát hoặc vò mạnh. Đối với lụa có màu sắc đậm, nên giặt riêng để tránh tình trạng phai màu. Thêm một chút giấm trắng để bảo vệ màu sắc của vải.
Sau khi giặt sạch, phơi vải lụa ở nơi thoáng mát, hạn chế phơi dưới ánh nắng trực tiếp có thể khiến chất liệu trở nên xơ cứng, mất màu và độ bóng tự nhiên.
Nếu có ủi đồ lụa, nên thực hiện ngay khi đồ còn ẩm, với nhiệt độ từ 120 - 140 độ C. Có thể lật mặt trái sản phẩm lên và sử dụng khăn ấm đặt lên mặt trước của vải để bảo vệ chất lụa.
Lời kết
Bài viết đã tổng hợp đầy đủ thông tin về vải lụa - chất liệu cao cấp được ưa chuộng trong ngành thời trang hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này. Đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích về thời trang nhé.
Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng
Xem thêm >>
Vải nylon là gì? Tìm hiểu thông tin từ A - Z về nylon
Vải Spandex là gì? Tại sao vải Spandex lại có độ co giãn tốt