Vải nylon là gì? Tìm hiểu thông tin từ A - Z về nylon
Đăng ngày 16-06-2024Vải nylon là một chất liệu quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Những sản phẩm nổi bật từ loại vải này có thể kể đến là quần áo, túi xách, giày dép,... Vậy vật liệu này có nguồn gốc từ đâu? Ưu điểm - hạn chế là gì? Bảo quản như thế nào? Cùng Bradina tìm hiểu tất tần tật thông tin chi tiết trong bài viết sau nhé.
Vải nylon là gì?
Vải nylon (hay thường được biết đến với tên gọi Polyamide) là một loại vật liệu tổng hợp được làm từ sợi ni lông - loại sợi có nguồn gốc từ dầu thô. Không giống các loại sợi hữu cơ hoặc bán tổng hợp khác, sợi nylon hoàn toàn là sợi tổng hợp, không có thành phần cơ bản là vật liệu hữu cơ.
Quá trình sản xuất nylon bắt đầu từ việc chiết xuất hydrocacbon từ dầu mỏ qua máy móc công nghệ. Sau đó, thành phần này được chuyển hoá thành polymer thông qua quá trình polyme hóa. Quá trình này tạo ra sợi nylon sơ khai nhất là màu trắng. Sau đó, được nhuộm để tạo ra các sợi màu sắc khác nhau.
Với khả năng chống thấm nước cao, vải nylon rất được ưa chuộng. Đây cũng nguyên liệu phổ biến để sản xuất nhiều mặt hàng tiêu dùng trên thị trường hiện nay.
Nguồn gốc của vải nylon
Nylon lần đầu ra mắt vào năm 1935 bởi công ty DuPont. Bạn đầu, loại vải này được sản xuất dựa trên mong muốn thay thế cho chất liệu lụa khan hiếm, đắt đỏ. Kể từ khi xuất hiện, chất liệu đã được biết đến là có độ đàn hồi phi thường, độ bền vượt trội, chi phí sản xuất thấp. Không quá khó hiểu khi vải nylon gây bão toàn thế giới và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực sản xuất quần áo, thảm, đồ cưới,...
Quy trình sản xuất vải nylon
Vải nylon được tạo thành khi monome kết hợp lại với nhau tạo thành chuỗi dài liên kết qua phản ứng polymer hóa ngưng tụ. Momome cho ra hexamethylene diamin và axit adipic (nylon 6-6). Hai phân tử kết hợp lại với nhau tạo thành polymer và nước. Sau đó, trong quá trình sản xuất, nước sẽ được tách bỏ hoàn toàn.
Các phân tử nylon khá linh hoạt với lực yếu như liên kết hydro, liên kết giữa các chuỗi polymer. Tiếp đó, Polyme sẽ được làm ấm, rút ra để tạo thành sợi mảnh và sợi thành vải nylon.
Ưu điểm & hạn chế của nylon
Giống như chất liệu phổ biến khác, nylon có rất nhiều ưu điểm nổi bật và một số hạn chế mà người dùng cần lưu ý khi sử dụng. Cụ thể là:
Ưu điểm của vải nylon
Một số ưu điểm nổi bật của nylon có thể kể đến là:
- Độ bền cao: Khi so sánh với các chất liệu khác thì vải nylon phải nói là nổi bật hẳn về độ bền. Bạn có thể thoải mái giặt bằng máy mà không lo bị xước hay nhàu nát. Đặc biệt, chất liệu này gần như không bị nấm mốc hay mài mòn.
- Ít nhăn: Là một trong những loại vải ít bị nhăn nhất trên thị trường hiện nay. Kể cả sau một thời gian dài sử dụng, những vết nhăn cũng chỉ xuất hiện ở nơi vận động nhiều như nách áo, khuỷu tay,...
- Dễ nhuộm màu & bền màu: Do tinh chất polime nên vải nylon rất dễ nhuộm màu. Sau khi nhuộm, chất liệu cũng rất bền màu, không bị phai như các loại vải tổng hợp khác.
- Nhanh khô: Điều này giúp cho việc phơi phóng đồ trở nên nhanh - gọn hơn bao giờ hết. Ngoài ra, với ưu điểm này, vải nylon cũng thường xuyên được sử dụng để sản xuất các sản phẩm đồ bơi.
- Chống nắng tốt: Không chỉ nhanh khô, ít thấm nước, vải còn có tác dụng chống nắng tuyệt vời. Vào ngày hè oi bức, đây chính là một trong những chất liệu hoàn hảo giúp bảo vệ làn da chị em.
Nhược điểm của vải nylon
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội, thế nhưng, bên cạnh đó, vải nylon cũng có rất nhiều hạn chế:
- Không thấm nước: Đặc tính của vải nylon là không thấm nước nên khi sử dụng vào mùa hè sẽ rất bí bách, nóng bức. Bạn nên tránh sử dụng loại vải này trong những ngày thời tiết oi nóng hoặc trong những ngày cần vận động nhiều,...
- Dễ bị co lại: Vải nylon dễ bị co khi gặp nhiệt độ quá nóng 180 - 200 độ C và bị tan chảy hoàn toàn ở nhiệt độ 215 - 260 độ C. Việc sử dụng hoặc phơi ở thời tiết oi nóng thì sẽ rất dễ hỏng.
- Gây hại cho môi trường: Vải nylon không có khả năng tự phân huỷ nên ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.
Các loại vải nylon phổ biến nhất hiện nay
Trong quá trình sản xuất, để giúp hạ giá thành và nâng cao tính năng của sản phẩm, vải nylon thường được kết hợp thêm với các loại sợi khác và có thể được phân thành 4 loại chính sau:
Nylon 6-6
Là loại vải nylon tổng hợp 100% đầu tiên, được hình thành bằng cách kết hợp hexamethylene diamine và axit dicarboxylic. Hợp chất được nấu chảy để tạo thành sợi hoặc kết tinh lại cho mục đích tinh chế. Loại nylon này có tính chất cân bằng vượt trội, giá thành rẻ.
Nylon 6
Là loại nylon đơn nguyên quan trọng, được làm bằng polyme tạo sợi và nhựa kỹ thuật. Sợi nylon 6 thường dùng để sản xuất vải nhưng không quá phổ biến như nylon 6-6. Chất liệu này có độ bền hơn nylon 6-6.
Nylon 46 (Stanyl)
Vải nylon 46 chỉ được sản xuất bởi tập đoàn DSM và đưa ra thị trường với tên gọi Stanyl. Mặc dù không quá phù hợp trong ngành sản xuất thời trang, nhưng nylon 46 lại được biết đến là có khả năng chống lại điều kiện khắc nghiệt vượt trội. Bởi vậy, chúng thường được dùng để làm thành phần của động cơ: Hộp số, phanh, hệ thống làm mát không khí.
Nylon 510
Loại vải nylon được phát triển bởi DuPont và được sản xuất ra với mục đích làm chất thay thế cho nylon6-6. Thế nhưng, chi phí sản xuất của chất liệu này lại cao hơn nhiều lần so với mong đợi, cuối cùng thành trở thành trở ngại cho quá trình sản xuất của polyme.
Ngày nay, nylon 510 được ứng dụng chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nghiên cứu khoa học nhiều hơn.
Nylon 1,6
Vật liệu được tạo ra bằng quá trình kết hợp adiponitrile, formaldehyde và nước,. Tuy nhiên, nylon 1,6 không thường được ứng dụng trong quá trình sản xuất vải mà được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhiều hơn.
Nylon Ripstop
Vải Nylon Ripstop là sự pha trộn với nylon 6 hoặc 6,6, đôi khi cả hai để tăng cường thêm sức mạnh. Không chỉ siêu bền, mà cấu trúc dệt của nylon ripstop cũng rất đặc biệt. Các sợi khác nhau đan chéo tăng thêm độ chắc. Bên cạnh đó, chất liệu này cũng có khả năng không thấm nước, không quá khó hiểu khi nó trở thành lựa chọn phổ biến trong ngành sản xuất.
Một số sản phẩm bằng Nylon Ripstop phổ biến: dù, khinh khí cầu, túi ngủ, áo mưa và các sản phẩm bảo vệ ngoại thất.
Kevlar và Nomex
Kevlar và Nomex là hai trong số các chất liệu an toàn nhất trên thế giới. Trong đó, Kevlar được sử dụng để làm áo chống đạn, các thiết bị bảo vệ cá nhân trong môi trường công nghiệp.
Nomex có khả năng chống cháy vượt trội, giống như Kevlar, chất liệu này nhẹ, không thấm nhiệt, không bắt lửa. Loại vải nylon này thường được dùng để làm quần áo bảo hộ của người lái xe đua, phi công, lính cứu hoả.
Ứng dụng của chất nylon trong cuộc sống
Với việc sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nylon được dùng nhiều trong ngành sản xuất:
Trong lĩnh vực thời trang
Có khả chống thấm nước tốt, màu sắc bền lâu,... vải nylon thường được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm thời trang: áo khoác, giày leo núi, quần áo thể thao,... Đặc biệt, ở những nơi có nhiệt độ lạnh khắc nghiệt, chất liệu này được dùng phổ biến để làm quần áo giữ ấm, chống ẩm.
Bên cạnh đó, nylon cũng là một chất liệu quen thuộc cho những mẫu quần lót nữ dùng 1 lần/hằng ngày. Với việc sản xuất quần lót hằng ngày, người ta thường được kết hợp nylon với các chất liệu khác như spandex, elastane,… để tăng khả năng co giãn, khắc phục các hạn chế.
Trong lĩnh vực nội thất
Các sản phẩm nội thất từ vải nylon nổi bật có thể kể là rèm cửa, thảm trải sàn, sợi bàn chải đánh răng, khăn trải bàn,.. Những vật dụng này có khả năng chống nước tốt, chống bụi, bền màu theo thời gian, bề mặt cũng rất bóng bẩy.
Một số ứng dụng khác
Bên cạnh ứng dụng về thời trang và nội thất, vải nylon còn được dùng để sản xuất lều, áo giáp, phông bạt, bao đựng, dây đàn, áo mưa, ...
Cách vệ sinh và bảo quản vải nylon
- Các sản phẩm làm từ vải nylon không được giặt bằng nước nóng. Bởi nhiệt độ cao có thể khiến chúng biến dạng.
- Sử dụng các loại bột giặt trung tính, dịu nhẹ để làm sạch. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến vải bị hư hỏng, phai màu nhanh.
- Khi giặt chỉ nên dùng lực nhẹ vò, tác động quá mạnh sẽ hỏng cấu trúc vải, đồ bị nhàu nát.
- Nên treo các quần áo từ vải nylon bằng móc và để khô tự nhiên tại nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
- Bảo quản ở nơi khô ráo, sạch sẽ để gia tăng tuổi thọ sản phẩm.
Lời kết
Bài viết trên đây là tổng hợp các thông tin về vải nylon. Loại vải này có ưu điểm vượt trội: chống bám bụi, ngăn gió, dễ làm sạch, bền theo thời gian là nguyên liệu khó có thể thay thế trong nhiều ngành nghề. Hy vọng qua những chia sẻ trên, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về về chất liệu phổ biến này.
Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng
Xem thêm >>
Đồ lót cotton có tốt không? Vì sao đồ lót cotton được yêu thích?