08 loại vải áo giữ nhiệt được yêu thích nhất hiện nay

08 loại vải áo giữ nhiệt được yêu thích nhất hiện nay Đăng ngày 15-09-2024

Các nàng đã tự hỏi tại sao một chiếc áo giữ nhiệt lại có thể giữ ấm cơ thể một cách hiệu quả? Bí quyết nằm ở chính loại vải được sử dụng để sản xuất áo khi mỗi loại vải đều có  đặc tính riêng biệt nhằm mang đến những trải nghiệm khác nhau cho người mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng chất liệu vải đóng vai vô cùng trò quan trọng trong việc duy trì hiệu quả giữ ấm và độ bền của áo. Hãy cùng Bradina khám phá những loại vải phổ biến nhất được sử dụng để làm áo giữ nhiệt và tìm hiểu lý do tại sao chúng lại được ưa chuộng đến vậy.

Những loại vải áo giữ nhiệt phổ biến

Áo giữ nhiệt thường được làm từ những loại vải có tính giữ ấm cao, thoáng khí và có độ thoải mái khi mặc trong thời gian dài. Dưới đây là các loại vải phổ biến thường được sử dụng trong sản xuất áo giữ nhiệt:

1. Vải áo giữ nhiệt Polyester

Đây là một trong loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong ngành công nghiệp dệt may do có tính linh hoạt, độ bền và chi phí sản xuất thấp. Vải Polyester là một loại sợi tổng hợp có thành phần với nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt Polyester

  • Độ bền cao: Loại vải này rất bền, không dễ bị rách, xù lông hoặc biến dạng nên áo giữ nhiệt được làm từ vải Polyester thường có độ tuổi thọ cao.
  • Khả năng giữ form tốt: Vải Polyester không bị nhăn và giữ dáng rất tốt, giúp cho  trang phục luôn giữ được hình dạng ban đầu ngay cả sau nhiều lần giặt.
  • Chống co rút: Khác với các loại vải tự nhiên như cotton, vải polyester không bị co lại sau nhiều lần giặt, giữ nguyên kích thước và hình dáng qua thời gian.

Nhược điểm của vải Polyester:

  • Không thấm hút nước tốt: Vải Polyester không có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên có thể gây cảm giác bí bách, nóng nực khi mặc trong thời gian dài hoặc ở môi trường nóng ẩm.
  • Gây kích ứng da: Vì đây là một loại vải tổng hợp nên đối với một số làn da nhạy cảm, vải Polyester có thể gây kích ứng, ngứa hoặc khó chịu.
Vải áo giữ nhiệt Polyester
Vải áo giữ nhiệt Polyester

2. Vải áo giữ nhiệt Spandex (Elastane)

Vải Spandex (còn được gọi là Elastane hoặc Lycra) là một loại sợi tổng hợp nổi tiếng với độ co giãn cực kỳ tốt khi có thể kéo dài đến 5-8 lần so với chiều dài ban đầu và vẫn quay trở lại trạng thái ban đầu mà không bị mất dáng. Chính nhờ đặc tính này mà vải Spandex được ứng dụng rất nhiều trong ngành thời trang, đặc biệt là áo giữ nhiệt.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt Spandex

  • Độ co giãn cao: Đây là đặc điểm nổi bật nhất của loại vải này khi khả năng co giãn tốt, giúp trang phục ôm sát cơ thể mang lại cảm giác thoải mái và linh hoạt khi vận động.
  • Kết hợp tốt với các loại vải khác: Loại vải này thường được pha trộn với các loại vải khác như cotton, polyester để tạo ra những sản phẩm có tính năng ưu việt hơn.
  • Giữ form tốt: Nhờ khả năng giữ lại hình dáng ban đầu sau khi bị co giãn nên vải Spandex giúp tạo form dáng cho trang phục, tôn lên đường cong cơ thể.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt Spandex

  • Không chịu được nhiệt cao: Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vải Spandex có nguy cơ bị hỏng rất cao nên cần tránh nước nóng hoặc sấy ở nhiệt độ cao.
  • Dễ bị hỏng bởi các chất tẩy rửa mạnh: Những chất tẩy quần áo hoặc nước giặt đều có nguy cơ làm yếu sợi spandex, hạn chế khả năng co giãn.
  • Giá thành cao hơn: Nhờ đặc điểm co giãn nổi bật nên vải Spandex có giá thành cao nên chỉ được dùng để pha với nhiều loại vải khác với tỉ lệ nhỏ.

3. Vải áo giữ nhiệt Cotton

Đây là một trong những loại vải phổ biến nhất thế giới khi tạo cảm giác mềm mại và thoải mái khi mặc. Nhờ những đặc điểm vượt trội mà vải cotton luôn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng và lựa chọn.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt cotton

  • Khả năng thấm hút mồ hôi tốt: Đây là ưu điểm vượt trội của vải cotton có khả năng thấm hút mồ hôi rất tốt, giúp người mặc luôn cảm thấy khô thoáng và thoải mái.
  • Cảm giác mềm mại và thoải mái: Sợi vải cotton rất mềm mại khi tiếp xúc với da vừa phù hợp ngay cả với làn da nhạy cảm.
  • An toàn với môi trường: Do có nguồn gốc từ cây bông nên vải cotton là loại sợi tự nhiên, không gây kích ứng da và thân thiện với môi trường khi dễ dàng phân hủy.
  • Giả cả phải chăng: So sánh với các loại vải tự nhiên khác, vải cotton có giá thành tương đối, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt cotton

  • Dễ bị nhăn: Loại vải này rất dễ bị nhăn khi sử dụng nên cần là ủi thường xuyên nếu muốn trang phục luôn phẳng phiu. 
  • Co rút khi giặt: Khi giặt ở nhiệt độ cao, sợi vải dễ dàng bị co rút, ảnh hưởng tới kích thước của trang phục.
  • Dễ bám bụi và vết bẩn: Vải cotton có xu hướng hút bụi và dễ bị bám bẩn hơn so với một số loại vải tổng hợp.
Vải áo giữ nhiệt Cotton
Vải áo giữ nhiệt Cotton

4. Vải áo giữ nhiệt Fleece (vải nỉ)

Đây là một loại vải dệt kim có nguồn gốc từ polyester nổi tiếng với cấu trúc 2 mặt. Bề mặt của vải khá là mịn, không bị xù hay vón cục và bề mặt trong thì có kết cấu thưa, lông tơ ngắn mang lại sự mềm mại, ấm áp và khả năng giữ nhiệt tuyệt vời.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt Fleece

  • Khả năng giữ nhiệt: Cấu trúc sợi của fleece có nhiều khoảng trống, tạo một lớp không khí cách nhiệt, giúp cơ thể luôn ấm áp trong điều kiện thời tiết lạnh.
  • Trọng lượng nhẹ: Do được làm mô phỏng theo tính chất của lông cừu nên vải Fleece vô cùng nhẹ nhàng, không gây cảm giác nặng nề, rất dễ dàng trong việc di chuyển.
  • Chống thấm nước: Loại vải này còn có khả năng chống nước tuyệt với.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt Fleece

  • Ít thân thiện với môi trường: Do đây là một loại vải tổng hợp từ polyester có nguồn gốc từ dầu mỏ nên quá trình sản xuất tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường.
  • Dễ bắt lửa: Đây là đặc điểm chung của các loại vải tổng hợp.

5. Vải áo giữ nhiệt Merino Wool

Vải Merino Wool là một loại vải len có nguồn gốc từ cừu Merino đến từ Australia hoặc Newzealand nổi tiếng với chất lượng lông tốt nhất. Mỗi sợi lông của loài cừu này chỉ 11-25 micron (1 micron = 0.001 milimet) mang lại nhiều đặc tính vượt trội hơn so với các loại len khác.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt Merino Wool

  • Kháng khuẩn tự nhiên: Sợi vải này có chứa lớp sáp tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, chống nấm mốc và hạn chế mùi hôi cơ thể một cách hiệu quả.
  • Khả năng giữ nhiệt: Tuy sợi vải Merino Wool có kết cầu mỏng nhưng lại có khả năng giữ ấm tuyệt vời khi các sợi lông có chứa nhiều túi khí nhỏ, tạo ra một lớp cách nhiệt tuyệt vời.
  • An toàn cho da: Vì đây là một loại vải có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên nên sợi vải này vô cùng an toàn cho mọi làn da, kể cả làn da nhạy cảm.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt Merino Wool

  • Giá thành cao: Do đây là loại vải tự nhiên cũng như quy trình sản xuất phức tạp và nguồn nguyên liệu khan hiếm nên giá thành của vải Merino Wool tương đối cao.
  • Dễ bị co rút: Tương tự như nhiều loại vải tự nhiên khác, vải Merino Wool cũng dễ dàng bị co rút khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.
Vải áo giữ nhiệt Merino Wool
Vải áo giữ nhiệt Merino Wool

6. Vải áo giữ nhiệt Nylon

Vải Nylon hay còn gọi là Polyamide được sản xuất từ các hóa chất trong quá trình phản ứng carbon nên có độ co giãn và mịn màng khi chạm vào. Đây là loại vải đầu tiên trên thế giới khi được sản xuất hoàn toàn trong phòng thí nghiệm.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt Nylon

  • Độ bền cao: Nhờ có nguồn gốc từ dầu mỏ nên loại vải này có tuổi thọ cao, chịu được ma sát và kéo căng tốt.
  • Dễ nhuộm màu: Sợi Nylon có tính chất của polime nên loại vải này rất dễ nhuộm màu và cho lên màu chính xác, sắc nét nhất. Đặc biệt, sau khi nhuộm, màu sắc của vải còn không dễ dàng bị phai màu.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt Nylon

  • Không thân thiện với môi trường: Do có nguồn gốc hoàn toàn nhân tạo nên loại vải này rất khó phân hủy, gây hại với môi trường.
  • Không có khả năng thấm mồ hôi: Vải Nylon có đặc tính không thấm nước nên áo giữ nhiệt có chứa nhiều sợi vải này sẽ có khả năng thấm mồ hôi kém, tạo trạng thái bí bách cho cơ thể.
  • Dễ bị co lại: Khi sợi Nylon tiếp xúc với nhiệt độ lên tới 180 – 200 độ C trong quá trình sấy hoặc ủi thì dễ dàng bị co lại, đặc biệt khi phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời sẽ tăng nguy cơ bị hỏng áo.

7. Vải áo giữ nhiệt len

Đây là một loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ lông của một số loài động vật như cừu, dê, thỏ, lạc đà… nổi tiếng với khả năng giữ ấm, cách nhiệt và độ bền cao nên vải len được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất áo giữ nhiệt.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt len

  • Khả năng giữ ấm: Vì sợi len có cấu trúc vảy xếp chồng lên nhau, tạo thành những khoảng trống nhỏ li ti, làm thành một lớp cách nhiệt tự nhiên, giúp giữ ấm cơ thể trong ngày đông.
  • Độ đàn hồi cao: Sợi len có khả năng đàn hồi tự nhiên nhờ vào cấu trúc vảy nên vải ít bị nhăn và dễ dàng trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo giãn.
  • Thoải mái và mềm mại: Vải len có tính chất mềm, mịn, không bị nhăn hay không cọ xát vào làn da, mang lại cảm giác mềm mại và thoải mái kể cả khi mặc trong thời gian dài.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt len

  • Dễ bị xù lông: Trong quá trình sử dụng, vải len thường xuyên tiếp xúc với các bề mặt khác, tạo ra ma sát và làm cho các sợi len bị kéo ra khỏi bề mặt vải, dẫn đến tình trạng xù lông.
  • Dễ bị co rút: Theo nhiều chuyên gia, vải len có các liên kết hydro hình thành nhờ cấu trúc vảy nên khi tiếp xúc với nước nóng hoặc nhiệt độ cao, các liên kết hydro này bị phá vỡ và dễ dàng hình thành lại ở vị trí mới, khiến sợi len co lại.
  • Trọng lượng nặng: So với các loại vải khác, vải len có độ dày hơn nên có trọng lượng vải cũng tăng.
  • Giá thành cao: Tùy vào nguồn gốc sợi động vật của vải len mà loại vải này sẽ có giá thành khác nhau nhưng nhìn chung, vải len sẽ có giá cả cao hơn so với các loại vải tổng hợp nhân tạo và một số loại sợi thiên nhiên khác.
Vải áo giữ nhiệt len
Vải áo giữ nhiệt len

8. Vải áo giữ nhiệt lụa

Vải lụa là một loại vải cao cấp nổi tiếng với bề mặt mềm mịn và bóng mượt có nguồn gốc từ kén tằm. Chất lượng của vải lụa được phân ra thành nhiều loại khác nhau như: vải tơ tằm dâu, vải tơ tằm sồi, vải tơ tằm lạc và vải tơ tằm lá sắn, đặc biệt vải tơ tằm dâu chiếm tới 95% sản lượng tơ tằm trên thế giới.

Ưu điểm của vải áo giữ nhiệt lụa

  • Bề mặt bóng mượt: Đặc tính của vải lụa có bề mặt vải mềm mịn và không thể hoà lẫn bất kỳ vật liệu nào nên khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ phản chiếu, tạo nên bề mặt bóng mượt.
  • Độ bền cao: Vải lụa được coi là loại sợi tự nhiên có độ bền cao nhất nên áo giữ nhiệt có chứa sợi lụa có thể sử dụng được rất lâu mà không bị hư hỏng.
  • Thân thiện với làn da: Do được làm hoàn toàn từ sợi tự nhiên nên loại vải này vô cùng thân thiện ngay cả với làn da nhạy cảm.

Nhược điểm của vải áo giữ nhiệt lụa

  • Giá thành cao: Quy trình sản xuất của loại vải này vô cùng phức tạp cũng như nguồn cung hạn chế nên giá thành của vải lụa sẽ cao hơn so với các loại vải khác.
  • Dễ bị bám bẩn: Bề mặt của vải lụa vô cùng bóm mượt nên rất dễ bị bám bụi trong quá trình sử dụng.

Những công thức vải áo giữ nhiệt pha phổ biến

Áo giữ nhiệt thường được làm từ các loại vải pha trộn giữa sợi tự nhiên và sợi tổng hợp nhằm tối ưu các đặc điểm nổi trội từ các loại vải khác như giữ ấm, thoáng khí, co giãn, và thoải mái. Dưới đây là một số công thức vải pha phổ biến dùng cho áo giữ nhiệt.

Những công thức vải áo giữ nhiệt pha phổ biến
Những công thức vải áo giữ nhiệt pha phổ biến

1. Vải áo giữ nhiệt pha giữa Cotton và Polyester

Tỷ lệ pha phổ biến: 50 - 70% vải cotton, 30 - 50% vải polyester.

Công dụng: Vải cotton có khả năng hút ẩm tốt cũng như mang lại cảm giác mềm mại, thoáng khí và thoải mái trên da nhưng lại không có khả năng giữ ấm tốt. Vì vậy, các nhà sản xuất sẽ pha thêm vải polyester có đặc tính giữ ấm, tăng độ bền, giảm nhăn để khắc phục nhược điểm của vải cotton.

2. Vải áo giữ nhiệt pha giữa Cotton và Spandex (Elastane)

Tỷ lệ pha phổ biến: 90 - 95% vải cotton, 5 - 10% vải spandex.

Công dụng: Bên cạnh, vải cotton mang đến sự thoải mái khi mặc thì vải spandex sẽ bổ sung độ co giãn cho áo giữ nhiệt giúp áo luôn vừa vặn và ôm sát cơ thể, tăng khả năng giữ ấm.

3.  Vải áo giữ nhiệt pha giữa Polyester và Spandex

Tỷ lệ pha phổ biến: 85 - 90% vải polyester, 10 - 15% vải spandex.

Công dụng: Vải polyester có khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm nước cao và độ bền cao kết hợp với độ co giãn của vải spandex giúp áo giữ nhiệt vừa giữ form dáng áo tốt vừa dễ dàng vận động cho những hoạt động thể thao và ngoài trời.

4. Vải áo giữ nhiệt pha giữa Polyester, Nylon và Spandex

Tỷ lệ pha phổ biến: 60 - 70% vải polyester, 20 - 30% vải nylon, 5 - 10% vải spandex.

Công dụng: Vải nylon sẽ bổ sung khả năng chống mài mòn và tăng độ bền cho áo, vải polyester thì giúp tăng khả năng giữ nhiệt và chống thấm nước của áo giữ nhiệt cũng vải spandex đảm bảo sự co giãn của áo giữ nhiệt.

5. Vải áo giữ nhiệt pha giữa Merino Wool và Polyester

Tỷ lệ pha phổ biến: 50 - 60% vải merino wool, 40 - 50% vải polyester.

Công dụng: Vải merino wool nổi tiếng với khả năng giữ nhiệt tự nhiên, mềm mại và kháng khuẩn tự nhiên kết hợp với vải polyester làm tăng độ bền cũng như dễ bảo quản nhằm khắc phục nhược điểm của vải len.

6. Vải áo giữ nhiệt pha giữa Acrylic, len và Spandex

Tỷ lệ pha phổ biến: 60 - 70% vải acrylic, 20 - 30% vải len, 5 - 10% vải spandex.

Công dụng: Vải acrylic có khả năng giữ nhiệt cao, nhẹ và không bị co rút nhiều kết hợp với vải len có khả năng cách nhiệt và mang lại cảm giác thoải mái khi mặc cũng như tăng độ co giãn của áo nhờ pha thêm vải spandex.

Áo giữ nhiệt là một trang phục không thể thiếu của nhiều chị em phụ nữ nên việc lựa chọn chất liệu vải áo giữ nhiệt là một yếu tố quan trọng. Mỗi loại vải đều có những ưu nhược điểm riêng về độ bền, khả năng giữ ấm, và sự thoải mái khi mặc nên tùy vào điều kiện thời tiết, nhu cầu và giá thành mà chị em phụ nữ có thể lựa chọn được loại vải phù hợp. Hy vọng qua bài viết trên, các nàng đã có những kiến thức hữu ích về vải áo giữ nhiệt.

Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng

=> Xem thêm 

Cách giặt và bảo quản áo giữ nhiệt luôn như mới

Bảng màu áo giữ nhiệt hot nhất hiện nay chị em cập nhật ngay

Áo giữ nhiệt có tốt không? Vì sao áo giữ nhiệt được nhiều chị em yêu thích

 

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading