Vải Microfiber là gì? Những điều cần biết về loại vải này.

Vải Microfiber là gì? Những điều cần biết về loại vải này. Đăng ngày 04-06-2024

Microfiber hay còn được vải microfiber được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, nhiều chị em phụ nữ có thể nghe đến loại vải này nhưng chưa hiểu hết được những lợi ích của nó. Do đó, Bradina sẽ tổng hợp tất tật thông tin về vải microfiber qua bài viết dưới đây.

Vải Microfiber là gì?

Microfibre là một loại vải tổng hợp bao gồm các sợi vải siêu mịn. Đường kính của các sợi này nhỏ hơn 10 micromet,  tương đương với 1/5 kích thước đường kính của sợi tóc và khoảng 1/3 đường kính của sợi cotton tự nhiên. Vải microfiber còn có độ bền cao, khả năng thấm hút nhanh và chống thấm nước hiệu quả. Đồng thời loại vải này vẫn đảm bảo độ thoáng khí, mang lại khả năng loại bỏ nhiệt độ, độ ẩm và hỗ trợ điều chỉnh thân nhiệt tối ưu, mang lại cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người sử dụng.

20240604_K7vs99kV.png
Vải Microfiber

Thành phần chính vải microfiber

Loại vật liệu tổng hợp phổ biến nhất mà sợi microfiber được làm từ đó là polyester, nhưng nylon và các loại polyamit khác cũng có thể được sử dụng tùy thuộc vào loại vải được sử dụng.  Hầu hết các sợi microfiber nhỏ là sự kết hợp giữa polyester và polyamide (nylon). Mặc dù việc sử dụng polyester nghe có vẻ không thân thiện với môi trường nhưng trong quá trình sản xuất, các nhà máy hoàn toàn không sử dụng thuốc trừ sâu và phương pháp nhuộm gây lãng phí nước nên ít lãng phí hơn so với các loại sợi khác.

Các loại vải microfiber

Tùy vào công dụng cũng như mục đích sử dụng, vải microfiber sẽ có nhiều loại sợi khác nhau trên thị trường.

  • Vải Microfiber dệt phẳng: Đây là một trong những dạng bền nhất của loại vải này nhưng lại không có khả năng thấm hút tốt như các loại vải microfiber khác. Do đó, các loại quần áo thông thường hoặc phụ kiện nhỏ sẽ được sử dụng microfiber dệt phẳng.
  • Vải Microfiber dệt rời: Đặc điểm chính để phân biết với vải dệt phẳng là có các sợi bị tách ra trong quá trình sản xuất, dẫn đến hình thành vô số vòng nhỏ trên bề mặt vải microfiber. Khác với vải dệt phẳng, vải microfiber dệt rời tạo cảm giác vải bám sát vào da.
  • Vải Micromodal: Loại vải này được làm từ 100% từ polyamit như một giải pháp thay thế loại vải modal thông thường. Vì vậy vải Micromodal sẽ mềm hơn, mịn và co giãn hơn nhưng lại có độ bền kém hơn các loại vải microfiber khác.
  • Vải Microfiber da lộn (Ultrasuede): Đây có lẽ là một trong những loại Microfiber được phát triển sớm nhất. Mục đích chính của loại vải này là thay thế da lộn ( một chất liệu được trong sản xuất giày dép, túi xách, vali, thảm,...). Do đó, sợi vải này thường sẽ to hơn so với các sợi Microfiber khác.
  • Vải Microfiber Prolen: Loại vải này được làm hoàn toàn từ polypropylen nên có độ đàn hồi cao và mềm hơn một chút so với vải Microfiber làm từ  polyester-polyamide.
  • Vải Microfiber Terry: Đây là chất liệu phổ biến chỉ được sử dụng để làm khăn tắm và nhiều loại khăn sợi nhỏ khác. 
  • Vải Microfiber Waffle weave: Đúng như tên gọi, loại vải này có đặc điểm nổi bật là hoa văn nổi lên giống như bánh quế. Do đặc điểm này mà vải Microfiber Waffle weave vô cùng phù hợp để sản xuất các loại khăn lau kính khi giúp giảm sự tiếp xúc bề mặt, tăng độ trượt và giảm ma sát khi tiếp xúc.
  • Vải Microfiber Chenille: Do có sợi xơ dày, nhô ra giống như ngón tay được giữ với nhau bằng một lớp vải nền mỏng nên vải Microfiber Chenille hầu như chỉ được sử dụng cho các vật phẩm có tác dụng làm sạch như bọt biển, găng tay rửa xe. 
  • Vải Microfiber Suede: Tương tự vải Microfiber da lộn nhưng lại có sợi vải nhỏ hơn đáng kể. Loại vải này được sử dụng phổ biến để làm sạch mắt kính hoặc các loại quần áo, phụ kiện và vải bọc được làm từ vải Microfiber da lộn.

Lịch sử của vải Microfiber

Vải Microfiber được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1950 bằng kỹ thuật kéo sợi nóng chảy cũng như sử dụng bicomponent polymers giúp giảm hiện tượng đứt gãy và kéo dài sợi vải. Khoảng 10 năm sau, Nhật Bản đã sản xuất thành công vải Vải Microfiber Ultrasuede. Đến năm 1990, tại Thụy Điển mới là những người bắt đầu phổ biến vải ở châu Á và châu  u trong suốt những năm 1990, và đến đầu những năm 2000 rồi lan dẫn đến Bắc Mỹ và khắp phần còn lại của thế giới. Vào thời kỳ đầu, do đặc tính làm sạch độc đáo của vải Microfiber nên chủ yến được dùng làm khăn lau, khăn bếp, khăn lau sàn… Hiện nay do xu hướng bảo vệ môi trường nên xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm làm từ vải Microfiber trở nên giảm dần. Một phần nguyên nhân là do tên gọi của loại vải và những tranh cãi xung quanh việc ô nhiễm vi sợi khiến cho người tiêu dùng dần quay lưng.

Ưu nhược điểm của vải Microfiber

Giống như nhiều sản phẩm khác, vải Microfiber cũng có những ưu và nhược điểm ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của nhiều chị em phụ nữ.

20240604_qg5JQehK.png
Ưu nhược điểm của vải Microfiber

1. Ưu điểm của vải Microfiber 

Tạo cảm giác thoải mái: Vải microfiber có kết cấu rất mịn tạo cảm giác thoải mái giúp đây là sự lựa chọn hoàn hảo của các nàng. Sự mềm mại và thoải mái của loại vải này đem lại là nhớ những sợi vải có kích thước siêu nhỏ khiến cho mật độ sợi vải được phân bố dày đặc hơn, tạo nên cảm giác êm ái ái hơn khi sử dụng.

Chống ẩm mốc vượt trội: Nhờ các sợi vải siêu nhỏ nên các phân tử nước không thẩm thấu trực tiếp vào cấu trúc của vải mà chỉ đi vào những khoảng trống giữa các sợi giúp vải Microfiber khô nhanh gấp 3 lần so với các loại vải khác. Do đó, các nàng không phải lo vải Microfiber lâu khô để lại mùi ẩm mốc khó chịu.

Khả năng kháng khuẩn tốt: Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại vải thông thường chỉ có thể ngăn chặn vi khuẩn từ 20 - 30% thì vải Microfiber có thể chặn tới 90% vi khuẩn. Vì vậy, vải Microfiber là lựa chọn hàng đầu giúp các nàng hạn chế và phòng ngừa các vi khuẩn gây hại ở đồ lót. 

Độ bền cao: Hầu hết vải Microfiber đều được sử dụng kỹ thuật dệt trục dọc theo chiều ngang nên sợi vải vô cùng chắc chắn và chặt chẽ, tránh tình trạng xù lông hay bay màu.

2. Nhược điểm của vải Microfiber 

Giá cả cao hơn so với các loại vải khác: Do có nhiều yêu cầu về kỹ thuật cũng như nguyên vật liệu nên vải Microfiber trên thị trường sẽ có giả thành cao hơn so với các loại vải như cotton, ren…

Khó vệ sinh: Trong một số trường hợp, vải Microfiber bị bẩn nặng hoặc dính dầu mỡ thì sẽ khó giặt sách do khả năng thấm hút nhanh của vải khiến vết bẩn lưu lại rất lâu.

Không thân thiện với môi trường: Vải Microfiber chủ yếu được làm từ vật liệu tổng hợp như polyester và polyamide (nylon). Đây là những vật liệu không thể phân hủy một cách tự nhiên và có thể gây ô nhiễm môi trường.

Ứng dụng của vải Microfiber trong cuộc sống

Do có nhiều ưu điểm nổi bật nên vải Microfiber được sử dụng rộng rãi trong nhiều khía cạnh đời sống mà nhiều chị em phụ nữ có thể không biết.

1. Trong sản xuất chăn ga gối đệm

Vải Microfiber có khả năng hút ẩm nhanh, độ bền cao và chống ẩm mốc mạnh nên được sử dụng rộng rãi trong thị trường chăn đệm. Nhờ các sợi vải siêu nhỏ tạo cảm giác mềm mịn và thoải mái khi chạm vào khiến loại vải này là chất liệu ưa thích của nhiều người. Các nhà sản xuất đồ nội thất đôi khi sử dụng sợi Microfiber làm vật liệu bọc do khả năng thấm hút và chống ẩm. Vải Microfiber cũng là một chất liệu tương đối phổ biến để làm thảm và chăn.

20240604_rXKnrep8.png
Ứng dụng của vải Microfiber trong sản xuất chăn ga gối đệm

2. Trong sản xuất đồ dùng, phụ kiện

Các sản phẩm, phụ kiện được làm từ vải Microfiber đều có độ bền cao, màu sắc đẹp và nhanh khô nên rất được nhiều người ưa chuộng. Bên cạnh đó, loại vải này còn được sử dụng làm các loại khăn khác nhau, từ khăn tắm, khăn lau bếp đến khăn lau mặt.

3. Trong sản xuất sản phẩm cách điện

Vải Microfiber có đặc tính hút ẩm và giữ nhiệt tốt nên được sử dụng trong sản xuất các vật liệu cách nhiệt ngoài trời như bạt che, rèm, vỏ ô tô…

4. Trong sản xuất sản phẩm may mặc

Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống ẩm mốc nên vải Microfiber cũng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc. Loại vải này được sử dụng phổ biến nhất để may váy, áo khoác, đồ bơi và đồ thể thao. Đồng thời một số loại vải Microfiber như Ultrasuede và Suede có thể làm thắt lưng, ví, túi xách và các mặt hàng phụ kiện khác.

20240604_zI7tl5VN.png
Ứng dụng của vải Microfiber trong sản xuất may mặc

Cách bảo quản vải Microfiber

  • Vải Microfiber có thể giặt bằng tay và bằng máy. Đối với giặt bằng máy, các nàng nên tách riêng sản phẩm làm từ vải Microfiber với khăn tắm hoặc quần áo khác là điều quan trọng, đặc biệt là các trang phục không có xơ vải khác do loại vải này được thiết kế để bám và giữ xơ vải. Đồng thời khi giặt máy không được sử dụng những chất tẩy rửa mạnh và có mùi thơm, vì chúng có thể bám vào các sợi vải, làm giảm lượng điện tích và từ đó làm cho nó kém hiệu quả hơn. Thay vào đó các nàng có thể sử dụng giấm hoặc xà phòng giặt là lựa chọn hợp lý.
  • Bên cạnh việc giặt thì quá trình phơi khô vải Microfiber cũng cần phải được quan tâm. Các nàng nên treo sản phẩm ở bên ngoài nắng hoặc nơi thoáng đãng để lưu thông không khí tốt. Đồng thời cần tránh ném chúng vào máy sấy, điều này sẽ làm giảm hiệu quả của sợi Microfiber nhanh hơn nhiều.
  • Giữ tất cả những sản phẩm từ vải Microfiber ở một nơi, tách biệt với những chiếc khăn hoặc đồ giặt khác.
20240529_2VWelpys.png
Cách bảo quản vải Microfiber

Một số lưu ý về vải Microfiber mà các nàng cần biết

  • Do những đặc tính độc đáo mà vải Microfiber sở hữu, như khả năng thấm hút cao, hút ẩm, sự thoải mái và mềm mại, cùng với độ bền vượt trội, nó chiếm ưu thế hơn vải cotton về nhiều mặt. Cotton được làm từ bông, một chất liệu hữu cơ và chất liệu này có những nhược điểm chung bao gồm bám mùi, vi khuẩn phát triển, v.v.
  • Đối với trẻ nhỏ và những người có tiền sử dị ứng, việc sử dụng vải Microfiber vô cùng an toàn khi loại vải này có khả năng kháng hóa chất. 
  • Sử dụng vải Microfiber sẽ giúp tiết kiệm hơn các loại vải khác. Do các tính năng đặc biệt và cao cấp hơn mà vải Microfiber có được như độ ổn định cao, ít vón cục, tạo sự mềm mại dẫn đến số lần thay mới ít hơn so với các loại khác.

Qua bài viết trên, Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng tin rằng bạn sẽ hiểu được thêm nhiều về chất vải Microfiber, hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều tin hữu ích nữa nhé.

=> Xem thêm 

Vải Polyamide là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải Polyamide

Vải Su Là Gì? Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Vải Su

Nên mặc quần lót nữ chất liệu gì? 7 chất liệu phổ biến nhất hiện nay

Hotline ( 08:30-21:30 )

086.2345.459 Tất cả các ngày trong tuần

Email

bradinavn Thứ Hai - Chủ nhật (8:30 - 21:30)

ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI SỚM NHẤT

Kết nối với Bradina

Về đầu trang
loading