Vải Felt là gì? Đặc điểm và ưu nhược điểm của vải Felt
Đăng ngày 08-06-2024Vải Felt là một loại vải không dệt đa năng, có nhiều ứng dụng trong thời trang, trang trí nội thất, đồ thủ công, và các ứng dụng công nghiệp. Qua bài viết dưới đây, Bradina sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vải này.
Vải Felt là gì?
Vải Felt là một loại vải không dệt được tạo ra thông qua quá trình ép và nén các sợi lại với nhau. Loại vải này cũng có đặc tính giảm âm, hút ẩm và hấp thụ nước khá cao. Theo truyền thống, vải Felt thường được làm bằng len hoặc một loại lông động vật khác, giờ đây người ta có thể thay thế bằng acrylic và các dạng sợi tổng hợp khác. Không giống như các loại vải dệt truyền thống, Felt không cần phải đan hoặc dệt.
Lịch sử của vải Felt
Theo các nhà sử học, vải Felt là một trong những loại vải dệt lâu đời nhất được biết đến khi có nhiều bằng chứng về sự tồn tại của nó ở nhiều nền văn hóa khác nhau. Từ thời Đồ Đá, các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về việc sử dụng vải Felt từ khoảng 6500 TCN ở khu vực Trung Á. Câu chuyển phổ biến nhất về nguồn gốc của loại vải này là từ câu chuyện của Thánh Clovis, một người lính La Mã. Theo truyền thuyết, ông đã lót giày của mình bằng lông cừu để chống đau chân, và qua quá trình đi lại và đổ mồ hôi, lông cừu đã nén và ép lại thành vải Felt. Do có đặc tính giữ nhiệt tốt và bền bỉ nên loại vải này rất được các bộ lạc du mục ở Trung Á, như người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng phổ biến để làm lều, quần áo, và các vật dụng hàng ngày. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, vải Felt đã được cải tiến và phổ biến trên khắp thế giới với nhiều màu sắc và chất liệu khác nhau.
Ưu nhược điểm của vải Felt
1. Ưu điểm của vải Felt
Khả năng cách nhiệt: Vải Felt giúp giữ ấm trong mùa đông và mát mẻ vào mùa hè nhờ vào cấu trúc dày và nguyên vật liệu.
Khả năng cách âm: Nhờ vào cấu trúc dày nên vải Felt có thể dễ dàng hấp thụ và giảm tiếng ồn từ môi trường xung quanh.
Khả năng hút nước: Vải Felt thấm hút nhanh, giúp tạo cảm giác khô khoáng và thoải mái cho người mặc. Đồng thời loại vải này phù hợp cho các ứng dụng như làm bộ lọc, thấm dầu, và các sản phẩm vệ sinh.
Không bị xơ hoặc tưa vải: Do không được dệt giống như các loại vải khác nên nó không có xu hướng bị xơ vải. Nhờ vậy, vải Felt rất dễ dàng để cắt và tạo hình nên được sử dụng phổ biến cho các dự án thủ công và DIY.
2. Nhược điểm của vải Felt
Khả năng chịu nước kém: Mặc dù loại vải này có thể khả năng thấm hút tốt nhưng có xu hướng hấp thụ nước và giữ nước trong sợi vải, dẫn đến việc mất độ bền và hình dạng ban đầu hoặc gây lên tình trạng ấm mốc nếu không được vệ sinh kỹ.
Dễ bám bụi và lông: Loại vải này có xu hướng bám bụi, lông và các hạt nhỏ khác, cần được làm sạch thường xuyên để duy trì độ sạch sẽ và thẩm mỹ.
Khả năng co giãn kém: Vải Felt được tạo ra bằng phương pháp ép và nén các sợi vải lại với nhau nên có không có độ co giãn tốt như các loại vải khác như thun, len…
Các loại vải Felt trên thị trường
Dưới đây là một số loại vải Felt phổ biến trên thị trường
1. Vải Felt ép (Pressed Felt)
Đây là là loại vải Felt phổ biến nhất và cũng là loại lâu đời nhất. Các sợi vải sẽ được ép nhiệt và nén với nhau để tạo ra từng miếng vải. Thành quả sẽ là các miếng vải Felt có độ dày đồng đều, mềm, nhẹ và dễ cắt. Loại vải này thường được bán ở dạng tấm lớn và được sử dụng trong nhiều mặt hàng tiêu dùng, công nghiệp và y tế.
2. Vải Felt kim châm (Needled felt)
Loại vải này được sản xuất bằng cách sử dụng những chiếc kim chuyên dụng để xuyên qua để nén và liên kết các sợi với nhau. Vải Felt kim chân có độ mềm cao, bền bỉ, không có khả năng cách nhiệt và không bị co rút khi giặt nên không được sử dụng cho mục đích công nghiệp mà thay vào đó được dùng làm phụ kiện trang trí.
3. Vải Felt mạ (Wet Felt)
Quá trình sản xuất của loại vải này kết hợp các sợi vải lại với nhau thông qua nước và khuấy, làm cho các sợi co lại và nén lại với nhau thành 1 tấm vải. Vải Felt mạ có độ đàn hồi cao và độ bền tốt nên được sử dụng trong sản xuất đồ chơi, trang trí, và thủ công mỹ nghệ.
4. Vải Felt dệt (Woven Felt)
Đây là loại vải được sản xuất thông qua quá trình dệt, khác hoàn toàn so với các loại vải Felt truyền thống được sản xuất bằng cách ép, nén, hoặc xử lý sợi. Các sợi len hoặc tổng hợp sẽ được dệt thành 1 tấm vải rồi sử dụng nhiệt và ép để làm cho các sợi đan vào nhau một cách chắc chắn hơn. Do đó, loại vải này có độ đàn hồi, độ bền và độ co giãn cao hơn so với vải felt thông thường, nhưng vẫn giữ được một số đặc tính cốt lõi của vải felt như khả năng cách nhiệt và cách âm. Vải Felt dệt thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như sản xuất đồ nội thất, thời trang do độ bền cao, ít mài mòn hơn các loại vải khác.
Ứng dụng của vải Felt trong cuộc sống
Vải Felt được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc do những đặc tính cách nhiệt, độ bền cao và thông thoáng của nó. Dưới đây là một số ứng dụng của loại vải này.
- Thời trang: Bên cạnh các trang phục mùa đông, vải Felt còn được sử dụng làm mũ, nón, túi xách, ví, găng tay, móc khóa và các phụ kiện thời trang khác
- Trang trí nội thất: Do khả năng cách nhiệt và cách âm vượt trội nên vải Felt được dùng làm nệm, gối, thảm trang trí, rèm cửa hoặc đồ trang trí tường.
- Nghệ Thuật và Thủ Công Mỹ Nghệ: Vải Felt có tính mềm mại khi cầm và không bị xơ vải nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm thủ công như móc khóa, túi xách thủ công, trang trí nhà cửa.
- Đồ chơi trẻ em: Loại vải này được sử dụng sản xuất búp bê, con thú nhồi bông, và các đồ chơi mềm khác cùng như tạo ra các bộ xây dựng, bộ ghép hình và đồ chơi sáng tạo khác.
Cách bảo quản vải felt
Để bảo quản vải felt và giữ cho nó luôn bền đẹp, Bradina gợi ý một số mẹo sau đây
- Tránh tiếp xúc với nước hoặc dầu: Vải Felt có khả năng hút nước nhanh nhưng lại có xu hướng giữ nước trong sợi vải nên dễ dàng làm hỏng vải và làm mất hình dạng của vải.
- Tránh để vải bị nhiễm mùi: Vải Felt vệ sinh rất khó nên lựa chọn tốt nhất là tránh tiếp xúc với các chất gây mùi như thuốc lá, hóa chất hoặc thức ăn.
- Tránh gấp gọn quá nhiều: Vải Felt là loại vải không có độ co giãn cao nên gấp vải felt quá nhiều sẽ tạo vết gấp hoặc vết nhăn không mong muốn.
- Giặt và phơi khô đúng cách: Giống như các loại vải khác, vải Felt cần sử dụng chất tẩy phù hợp và tuân thủ các hướng dẫn của nhà sản xuất cũng như phải phơi trong môi trường thông thoáng và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Qua bài viết trên, các nàng đã có một cái nhìn toàn diện về vải Felt - một trong những loại vải phổ biến nhất trên thế giới. Nếu các nàng đang tìm kiếm thông tin về vải cao cấp khác, hãy theo dõi Bradina để cập nhập những thông tin mới nhất nhé.
Bradina - Đồ lót nữ hàng ngày chất lượng
=> Xem thêm
Vải Mesh là gì? Bảo quản và vệ sinh vải Mesh như thế nào?
Vải ren là gì? Đặc tính và ứng dụng của vải ren trong cuộc sống