Vải lanh là gi? Tìm hiểu tất tần tật về vải lanh
Đăng ngày 12-06-2024Vải lanh là một trong những loại vải được ưa chuộng nhất vào mùa hè. Tính chất vải lanh khá mát, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc. Mùa hè là lúc thời tiết nắng nóng, oi bức, cơ thể dễ tăng nhiệt độ và đổ mồ hôi vậy nên việc mặc những sản phẩm được may từ vải lanh là điều luôn được ưu tiên lên hàng đầu. Trong bài viết ngày hôm nay Bradina sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vải này.
Vải lanh là gì và có nguồn gốc từ đâu?
Vải lanh được dệt nên từ phần vỏ và phần xơ của cây lanh. Loại cây này thường được trồng ở những đất nước hoặc vùng có khí hậu mát mẻ, tại Việt Nam thì cây lanh thường đường trồng ở các tình miền núi phía bắc như SaPa, Lạng Sơn,…
Từ thời xa xửa vải lanh là một trong những loại vải quý hiếm và đắt đỏ nhất, thường chỉ dùng để may quần áo hay phụ kiện cho các tầng lớp quý tộc. Chúng ta có thể dễ dàng thấy vải lanh được cuốn quanh thi thể của xác ướp Ai Cập, điều này để hiện được giá trị và sự tôn trọng dành cho người đã khuất trên đất nước này.
Vải lanh được các nhà khảo cô học tìm thấy trong một lần khảo sát tại hang động. Trước đây người dân hay dệt thủ công vải lanh bằng cách quay tơ. Ngày nay với sự phát triển và công nghệ hiện đại nên vải lanh đã được dệt bằng các máy móc hiện đại. Việc sử dụng dây chuyền sản xuất như vậy sẽ tích kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều.
Quy trình tạo ra vải lanh
Quy trình tạo ra vải lanh cũng gần giống với các loại vải khác.
Bước 1 – Thu hoạch sợi lanh: Sợi lanh được thu hoạch từ những thân cây lanh thông qua quá trình giầm và xử lý tách lá, tách vỏ cây. Sợi có chiều dài tư 25 – 150mm tuỳ từng sợi sẽ có kích thước khác nhau
Bước 2 – Ép sợi: Sau khi thu hoạch đủ số lượng thì sẽ tiến hành ép các sợi để loại bỏ các tạp chất và chất bẩn.
Bước 3 – Nối sợi: Sau khi loại bỏ các tạp chất các sợi lanh sẽ được nối lại với nhau. Công đoạn nối sợi này là giúp cho kích thước sợi được dài hơn.
Bước 4 – Dệt vải lanh: Có những sợi lành dài và chắc chắn rồi thì sẽ tiến hành kết hợp lại để dệt thành vải. Công đoạn này đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo để vải được chắc chắn
Bước 5 – Hoàn thiện: Trải qua quá trình dệt sẽ dính nhiều bụi bẩn nên cần xử lý để vải được sạch sẽ hơn. Lúc này nhân công sẽ thêm các công đoạn như: cạo, giũ, chải và phơi để đưa ra những tấm vải lanh chất lượng nhất.
Vải lanh có những loại nào?
Để tăng tính ứng dụng trong thị trường nên đã phát triển ra nhiều loại vải lanh khác nhau. Những loại vải lanh này khá phổ biến và được sử dụng rất nhiều. Dưới đây là một số loại vải lanh:
Loại vải lanh lụa
Vải lanh lụa là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi lanh và sợi lụa. Loại vải này có đặc điểm như: thấm hút mồ hôi tốt, khả năng chịu nhiệt, độ bền bỉ, thân thiện với môi trường. Hạn chế nhỏ của loại vải này là có độ đàn hồi kém nên nếu sử dụng lâu sẽ mất đi form dáng của sản phẩm. Nhưng những sản phẩm từ loại vải này lại mang tính thấm mỹ khá cao cho người tiêu dùng.
Loại vải lanh thái
Vải lanh thái chủ yếu là được làm từ cây lanh nên mang lại cảm giác khá mềm mại, dễ chịu khi tiếp xúc với da. Đây gần như là loại vải lanh cao cấp nhất vì quy trình sản xuất rất phức tạp, cần nhiều công đoạn và khâu kiểm duyệt khá chặt chẽ.
Loại vải lanh gấm
Vải lanh gấm chính là vải đũi trên thị trường hiện nay. Chắc hẳn không còn quá xa lạ đối với chị em khi mà loại vải này thường được sử dụng may những bộ trang phục mùa hè, đặc biệt là váy. Khác với những loại vải lanh thông thường ở điểm là được dệt với số lượng sợi chỉ dày đặc.
Loại vải lanh xước
Vải lanh xước hay còn gọi là vải linen, thường có màu nâu, bề mặt vải có hiệu ứng xước. Khả năng chịu nhiệt của loại vải này khá tốt, có thể sấy ở nhiệt độ cao mà không lo co rút vải. Vải có độ bóng nhẹ, tự nhiên mang lại tính thẩm mỹ cao.
Loại vải lanh dệt
Vải lanh dệt được chia làm 3 loại là vải lanh dệt tấm, vải lanh dệt thoi, vải lanh dệt thưa.
Vải dệt tấm thường được sử dụng để may đồ nội thất như chăn ga gối.
Vải dệt thoi được dệt đan xe dọc ngang theo quy luật vuông góc 90 độ, được kết hợp từ nhiều loại sợi khác nhau bao gồm: sợi cotton, sợi tre, sợi len, sợi lanh,…
Vải dệt thưa có khả năng thấm hút tốt nên hay sử dụng cho em bé sơ sinh.
Ưu điểm và nhược điểm của loại vải lanh
Tuy rằng khá phổ biến trong đời sống nhưng vải lanh đều có cả ưu điểm lẫn nhược điểm. Cùng điểm qua một vài ưu, nhược điểm để bạn biết cách lựa chọn vải lanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhé.
Ưu điểm mà vải lanh mang lại
Chất liệu mềm mịn, mát mẻ: Ưu điển nổi bật nhất của vải lanh đó chính là có độ mát, mềm mịn, mỏng nhẹ khi tiếp xúc trực tiếp với da. Tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc, gần như không gây ra cảm giác gì. Vì vậy vải lanh thường được sử dụng trong mùa hè.
Có tính thẩm mỹ cao: Vải lanh có độ bóng nhẹ cùng những gam màu nổi bật nên luôn được sử dụng trong ngành may mặc.
Độ bền bỉ: Vải lanh rất dai và bền, người tiêu dùng hoàn toàn không phải lo lắng về vấn đề mòn, sờn, rách khi sử dụng. Ngay cả khi bạn sử dụng trong thời gian dài hay giặt bằng máy.
An toàn cho làn da: Vì được làm từ cây lanh tự nhiên nên rất lành tính, an toàn với mọi loại da, kể cả những loại da nhạy cảm nhất. Loại vải này không gây bất kì kích ứng hay nổi mẩn nào cho da.
Thân thiện với môi trường: quy trình sản xuất vải lanh không sử dụng bất kỳ hoạt chất hoá học nào nên các sản phẩm từ loại vải này rất thân thiện với môi trường.
Kháng khuẩn và chống bụi: bề mặt của vải lanh rất dễ làm sạch vì tính chất có khả năng kháng khuẩn và chống bụi tốt.
Vải lanh có nhược điểm gì?
Không có độ co giãn: vì là chất liệu không co giãn nên khi sử dụng còn khá nhiều hạn chế cho người dùng.
Dễ nhăn: vì vải lanh rất mỏng và nhẹ nên khi sử dụng rất dễ nhăn, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy qua vải lanh đũi. Vậy nên có thể đây là một nhược điểm mà nhiều người không thích.
Ứng dụng của vải anh trong đời sống
Vì đặc điểm của vải lanh là có đồ bền và khả năng thấm hút tốt, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng. Nên vải lanh được ứng dụng khá phổ biến trong nội thất và thời trang.
Vải lanh sử dụng trong nội thất
Đồ nội thất là những sản phẩm chúng ta dùng hàng ngày và tiếp xúc trực tiếp với cơ thể chúng ta. Vậy nên vải lanh thường dùng để bọc ghế sofa và may chăn ga gối đệm. Sử dụng những sản phẩm làm từ vải lanh sẽ mang lại sự mát mẻ và thoải mái cho các thành viên trong gia đình.
Đặc biệt vải lanh cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho việc may rèm cửa, nhờ vào độ rũ đẹp và khả năng chắn ánh sáng vừa phải nên rèm cửa vải lanh luôn tạo ra một không gian thoáng đáng và tự nhiên.
Trong may mặc và thời trang
Vải lanh thường dường để may quần áo mùa hè như: sơ mi, váy, đầm, áo, quần,… Mặc những sản phẩm được sản xuất từ vải lanh sẽ mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu. Đặc biệt là những ngày oi bức đổ nhiều mồ hôi thì loại vải này có khả thăm thấm hút vô cùng tốt.
Phụ kiện thời trang như: khăn quàng cổ, mũ, túi xách,… Dành cho những ai thích phụ kiện giản dị thì sẽ lựa chọn những phụ kiện được làm từ vải lanh vì sẽ mang phong cách tự nhiên và tao nhã.
Cách bảo quản và sử dụng vải lanh
Hướng dẫn bạn cách bảo quản và sử dụng vải lanh sao cho đúng cách.
Cách bảo quản vải lanh bền bỉ
Giặt tay: Vì vải lanh khá mỏng nên để đảm bảo độ bền và đẹp của vải thì bạn nên giặt tay hoặc chọn giặt máy ở chế độ giặt mềm mại.
Giặt nước giặt không chất tẩy rửa: Không nên lựa chọn những loại bột giặt, nước giặt có chất tẩy rửa mạnh.
Sử dụng vải lanh đúng cách
Là khi vải còn ẩm: Nên là vải lanh khi còn ẩm, ở nhiệt độ thấp và là mặt trái của sản phẩm. Nếu vải khô thì nên xịt một chút nước nên để là tránh tình trạng cháy vải. Hoặc bạn có thể lựa chọn phương pháp là hơi nước
Bradina – Đồ lót nữ chất lượng hàng ngày
=> Xem thêm:
Vải Viscose có gì nổi bật? Tìm hiểu tất tần tật về vải Viscose